Tăng cường đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach.doc (Trang 64 - 67)

2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác QTNS tại C.ty cổ phần Formach

2.4Tăng cường đánh giá thực hiện công việc

Qua cuộc thăm dò đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần Formach. Cụ thể là tại phòng Kế hoạch và đầu tư và phòng Tổ chức hành chính với tổng số người được hỏi là 15 người, cụ thể như sau:

Có 54,4% trong tổng số người được hỏi muốn được đánh giá một năm một lần, và 46,7% đồng ý với ý kiến là đánh giá toàn bộ cán bộ công nhân viên

trong công ty và 60% số người được hỏi cho rằng nên có phương pháp đánh giá khác. Và đa số người được hỏi cho rằng các cá nhân phải được đánh giá tại phòng ban, đơn vị của mình.( Xem phụ lục 1)

Mẫu phiếu phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc ( Phụ lục 2)

Mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc theo phương pháp mức thang điểm (Xem phụ lục 3).

Sau khi đã tiến hành phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc, em xin đưa ra giải pháp khác nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá hiện nay, giải pháp như sau:

Thành lập hội đồng đánh giá thực hiện công việc gồm giám đốc Công ty, trưởng các phòng ban, các công nhân viên dày dạn kinh nghiệm.

(1) Lựa chọn chu kỳ đánh giá thực hiện công việc: Công ty nên lựa chọn chu kỳ 1 năm 1 lần. Đây là ý kiến của 53,4% trên tổng số người được hỏi cho rằng công ty nên đánh giá thực hiện công việc 1 năm 1 lần.

(2) Phạm vi đánh giá thựuc hiện công việc: Theo kết quả điều tra có 46,7% (chiếm đa số) cho rằng Công ty nên đánh giá tất cả các cán bộ công nhân viên trong Công ty và họ muốn được đánh giá tại phòng ban hoặc đơn vị của mình.

(3) Căn cứ để đánh giá thực hiện công việc: Công ty nên dựa vào hoạt động phân tích công việc như bảng mô tả công việc, bảng yêu cầu thực hiện công việc và bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc.

(4) Phương pháp đánh giá: Qua kết quả phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc có 66,7% trên tổng số người được hỏi hiện nay muốn được đánh giá bằng phương pháp mức thang điểm. Phương pháp này được thực hiện như sau:

Xác định các yếu tố đánh giá như: + Khối lượng công việc hoàn thành. + Chất lượng công việc hoàn thành.

+ Sự hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Phẩm chất, đạo đức, tác phong trong khi thực hiện công việc. Mức độ đạt được:

Xác định từ hạng kém, yếu, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc. Với mỗi hạng ta cho một nấc điểm cụ thể: kém(từ 0-29 điểm), yếu (từ 30-49 điểm), trung bình (từ 50-69 điểm), khá (từ 70-79 điểm), giỏi (từ 80-89 điểm), xuất sắc (từ 90-100 điểm). Với mỗi yếu tố đánh giá ta đều có một mức điểm mà họ đạt. Số điểm mà nhân viên đó đạt được là tổng điểm từ các yếu tố đánh giá.

Để minh hoạ điều này ta hãy xem ví dụ sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FORMACH

Họ và tên: Nguyễn Văn A

Chức danh công việc: Nhân viên

Phòng/ ban / đơn vị: Phòng kế hoạch và đầu tư. Ngày… tháng… năm…

Các yếu tố đánh giá Mức độ đạt được

Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Xuất sắc Tổng điểm Điểm 0-29 30-49 50-69 70-79 80-89 90-100 KLCV hoàn thành 75 75 CLCV hoàn thành 82 82 Phát minh, SK 60 60 Hợp tác, giúp đỡ 71 71 Tư cách, đạo đức 85 85 Tổng hợp kq 373

Với phiếu đánh giá thực hiện công việc trên ta thấy nhân viên Nguyễn Văn A đạt 373 điểm. Chẳng hạn nhân viên Nguyễn Văn B đạt 394 điểm và nhân viên Nguyễn Văn C đạt 312 điểm. Vậy với kết quả đó xếp hạng nhân viên như sau:

Họ và tên Kết quả tổng hợp (điểm) Xếp thứ

Nguyễn Văn B 394 1

Nguyễn Văn C 312 3

(5) Biểu dương những cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc, sau khi đánh giá thực hiện công việc. Kết quả của cuộc đánh giá cần được công bố kịp thời xuống các phòng ban, đơn vị. Công ty có một cuộc họp biểu dương các cá nhân điển hình, tiên tiến. Khích lệ họ bằng vật chất, tinh thần, cụ thể là bằng khen và các khoản tiền thưởng với mức thưởng từ 200.000 tới 1.500.000 VNĐ.

(6) Hội đồng đánh giá, xem xét lại quá trình đánh giá thực hiện công việc của mình, sau mỗi lần đánh giá thực hiện công việc nên cùng nhau họp lại để đánh giá quá trình thực hiện công việc của hội đồng. Yêu cầu là phải được ghi lại thành văn bản để hoạt động đánh giá thực hiện công việc lần sau có chất lượng cao hơn, tránh được những sai sót, sơ suất của những lần đánh giá trước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Formach.doc (Trang 64 - 67)