DẦU ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải Xăng Dầu Đồng Tháp.pdf (Trang 58 - 61)

5.1. NHẬN ĐNNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ

THÁCH THỨC TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5.1.1. Những điểm mạnh 5.1.1. Những điểm mạnh

- Được sự quan tâm của Công ty mẹ và nhờ có lợi thế là đơn vị vận chuyển duy nhất của Công ty mẹ nên toàn bộ nguồn hàng của công ty mẹ khi nhập khNu đều do Công ty Dopetco vận chuyển nên sản lượng vận chuyển luôn luôn ổn định, Công ty không gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm nguồn hàng vận chuyển.

- Công ty có đội ngũ thuyền viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực thủy nội địa.

- Lãnh đạo Công ty có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, am hiểu thị trường và có mối quan hệ lâu năm với các đối tác trong ngành dầu khí.

- Công ty đã đa dạng hóa hình thức huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra thị trường nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh.

- Cơ cấu tổ chức của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt.

- Thương hiệu của Công ty trên thị trường vận tải xăng dầu thủy nội địa ngày càng có nhiều đơn vị biết đến.

5.1.2. Những điểm yếu

- Công tác quản lý và sử dụng tài sản không đạt hiệu quả cao.

- Đối với hoạt động vận tải thì nguồn nhiên liệu (chủ yếu là dầu) đóng vai trò quan trọng để duy trì hoạt động của Công ty. Tuy nhiên không thể dự đoán chi phí dầu máy này phát sinh bao nhiêu vì giá cả nguồn nhiên liệu này phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và sự biến động kinh tế, chính trị ở những quốc gia cung cấp nguồn nhiên liệu này.

- Nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế vì vậy việc mở rộng loại hình kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Đội tàu của công ty có trọng tải còn khiêm tốn so với các đơn vị khác trong ngành nên áp lực rất lớn trong việc cạnh tranh và cũng gặp khó khăn trong vận chuyển với số lượng hàng hóa lớn.

5.1.3. Cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã tạo ra nhu cầu vận tải xăng dầu khá lớn trong khu vực.

- Có cơ hội mở rộng thị phần sau khi các dự án nâng cấp đội tàu hoàn thành.

- Khả năng có nguồn hàng vận chuyển nội địa lớn khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng hoàn thành.

- Có thể tự nâng cao năng lực tài chính của Công ty mình, huy động nguồn tài trợ thông qua thị trường chứng khoán nhằm giảm áp lực về lãi vay.

5.1.4. Thách thức

- Giá cước vận tải có xu hướng giảm trong khi giá nhiên liệu đầu vào biến động theo chiều hướng tăng và duy trì ở mức cao.

- Việc giá xăng dầu liên tục duy trì ở mức cao trong những năm qua và dự báo tiếp tục ở mức cao thậm chí gia tăng trong thời gian tới cũng sẽ khiến nhu cầu về tiêu thụ và vận tải xăng dầu bị sụt giảm. Điều này sẽ khiến các công ty vận tải xăng dầu bị khan hiếm nguồn hàng.

- Khó khăn trong việc mở rộng thị phần vận chuyển ở nước ngoài do các quy định của luật pháp quốc tế về tiêu chuNn của đội tàu vận tải viễn dương.

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH TRONG CÔNG TY 5.2.1. Biện pháp tăng doanh thu 5.2.1. Biện pháp tăng doanh thu

Doanh thu vận chuyển = Sản lượng vận chuyển x đơn giá vận chuyển

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc đầu tiên là phải tìm mọi biện pháp tăng sản lượng vận chuyển. Ngoài ra thì việc tăng giá cũng làm tăng doanh thu nhưng đối với công ty thì đây là biện pháp khó thực hiện được vì giá cả mặt hàng xăng dầu và giá cả dịch vụ vận chuyển do sự điều tiết của giá cả thị

trường tùy theo tình hình biến động giá xăng dầu thế giới, Công ty không thể tự ý tăng giá. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất để tăng doanh thu là làm tăng sản lượng vận chuyển.

Sau đây là một số biện pháp giúp tăng doanh thu vận chuyển:

*) Đy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường vận chuyển cả

trong và ngoài nước.

Công ty Dopetco có lợi thế lớn nhất là toàn bộ khối lượng xăng dầu của Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp là do Công ty Dopetco vận chuyển. Tuy nhiên, sản lượng vận chuyển luôn phải phụ thuộc vào công ty mẹ vì vậy mà Công ty Dopetco luôn phải đối mặt với một thực tế là không điều khiển được doanh thu. Do đó Công ty Dopetco cần phải chủ động khai thác thêm thị trường để nâng cao sản lượng vận chuyển. Hiện nay, với ngành vận tải xăng dầu thì thị trường trong nước còn rất rộng lớn vì ngành vận tải xăng dầu rất ít cạnh tranh, nên Công ty cần phải tận dụng cơ hội quý báu này để mở rộng thị phần trong nước. Công ty cần phải có những kế hoạch, những chính sách cụ thể để mở rộng thị phần vận tải trong nước.

Nhờ sự giúp đỡ của Công ty mẹ mà Công ty Dopetco có thêm thị trường vận chuyển là tái xuất xăng dầu sang Campuchia. Hiện nay, không chỉ Công ty Dopetco mà cả ngành vận tải xăng dầu Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các Công ty vận tải xăng dầu nước ngoài.Vì vậy, Dopetco cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường đã tiếp cận được, làm đòn bNy để thâm nhập vào thị trường nước ngoài rộng lớn.

*) Mở rộng cơ cấu ngành hàng vận chuyển:

Tuy vận tải xăng dầu ở Việt nam không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh, nhưng với việc chỉ hoạt động kinh doanh đơn thuần trong lĩnh vực vận tải xăng dầu như vậy sẽ làm cho lợi nhuận Công ty chỉ đạt ở mức trung bình. Vì vậy, Công ty cần phải có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang vận chuyển thêm các ngành hàng khác ngoài vận tải xăng dầu. Không những vậy, Công ty phải xúc tiến đầu tư càng nhiều vào các ngành hàng đó để nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

*) Mở rộng loại hình kinh doanh:

Ngoài kinh doanh vận chuyển xăng dầu thì Công ty nên đầu tư thêm vào các ngành kinh doanh khác như kinh doanh xăng dầu, sửa chữa tàu, vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ…

5.2.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí

Như đã phân tích ở trên, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bởi vậy để tiết kiệm chi phí thì Công ty cần hạn chế những chi phí không cần thiết ở bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Công ty nên lập một kế hoạch phân bổ chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động của các phòng ban ở mổi thời kỳ hoạt động. Khi đó các phòng ban sẽ tự quản lý nguồn ngân sách được cung cấp cho hoạt động của bộ phận mình nằm trong chỉ tiêu được phân bổ. Như vậy, sẽ làm cho các phòng ban có ý thức, trách nhiệm và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về chi phí cho hoạt động của phòng mình có hiệu quả hơn, ngoại trừ những khoản chi phí lớn vượt quá tầm kiểm soát của phòng ban phải được kiến nghị lên ban giám đốc công ty, đến cuối kỳ nếu phòng ban nào làm tốt công tác tiết kiệm chi phí hoàn thành các chỉ tiêu được giao phó sẽ có những biện pháp khen thưởng thích hợp .

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần vận tải Xăng Dầu Đồng Tháp.pdf (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)