Phân tích chi phí theo các khoản mục

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách san SAĐÉC.pdf (Trang 48 - 51)

Trong những năm gần đây, tình hình chi phí càng diễn biến phức tạp nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, nhiên liệu, lao động…từ đó làm chi phí đầu vào tăng đáng kể, để thấy rõ tình hình thay đổi chi phí kinh doanh của đơn vị, ta đi vào phân tích tình hình biến động chi phí của khách sạn SaĐéc qua 3 năm 2006-2008.

Nếu trong kinh doanh, doanh thu hoạt động tăng lên là một dấu hiệu khả quan nhưng khi doanh thu tăng thì chi phí tăng bao nhiêu là phù hợp? Dựa vào bảng 4.4: tình hình biến động chi phí của khách sạn qua 3 năm 2006-2008 ta sẽ thấy rõ.

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

1.Giá vốn kinh doanh 2.457.232 3.432.018 4.146.231 974.786 39,67 714.213 20,81 Giá vốn bán hàng hoá 221.859 216.922 278.187 (4.938) (2,23) 61.265 28,24 Giá vốn hàng tự chế 2.084.413 3.021.477 3.629.416 937.064 44,96 607.939 20,12 Giá vốn khách sạn 98.525 135.577 139.393 37.052 37,61 3.816 2,81 Giá vốn dịch vụ khác 52.435 58.042 99.235 5.607 10,69 41.193 70,97 2.CP bán hàng 12.064 56.269 165.502 44.205 366,44 109.233 194,13 3. CP quản lý doanh nghiệp 139.737 164.648 216.004 24.911 17,83 51.356 31,19

SaĐéc

Trong năm 2006 tổng chi phí kinh doanh phát sinh là 2.609.033 ngàn đồng thì đến năm 2007 chi phí là 3.652.935 ngàn đồng tăng 1.043.902 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 40,01% so năm 2007. Chi phí năm 2007 tăng quá cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Năm 2008 chi phí là 4.527.378

ngàn đồng tăng 874.803 ngàn đồng về số tuyệt đối và tăng 19,32% về số tương đối. Nguyên nhân tăng cao là do chi phí chịu tác động trực tiếp của thị tr ường, và trong tình hình kinh tế hiện nay lạm phát còn cao, giá cả một số mặt hàng luôn tăng và ảnh hưởng của các dịch bệnh: dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở heo, bò… Để thấy rõ biến động của chi phí kinh doanh ta sẽ phân tích chi tiết hơn.

+ Khoản mục giá vốn kinh doanh

Đây là chi phí chủ yếu tạo ra thành phẩm và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2006 chi phí phát sinh ở khoản mục này là 2.457.232 ngàn đồng đến năm 2007 chi phí phát sinh là 3.432.018 ngàn đồng tăng 974.786 ngàn đồng về tuyệt đối và tăng 39,67% về tương đối so với năm 2006.

Nguyên nhân tăng:

- Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và luôn thay đổi, trong khi đó các nguyên liệu sử dụng cho kinh doanh chủ yếu là thực phẩm tươi, sống không thể để tồn kho lâu như các loại nguyên liệu khác nên khi cần là đơn vị mua về dùng ngay nên giá mua tuỳ thuộc vào giá thị trường.

- Trong năm đơn vị phải mua thêm một số công cụ, dụng cụ cho việc kinh doanh ở nhà hàng nhằm phục phục khách hàng tốt hơn. Đồng thời mua thêm một số thiết bị cung cấp cho tổ bếp phục vụ cho chế biến các món ăn.

Năm 2008 khoản chi này là 4.146.231 ngàn đồng tăng 714.213 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 20,81% so năm 2007. Tuy khoản chi phí này tăng nhưng đã giảm hơn so với năm 2007. Năm 2008, đơn vị đã ký một số hợp đồng thương mại mua hàng cố định của các bạn hàng tại chợ SaĐéc nhằm giảm chi phí mua hàng và của các nhà cung cấp về công cụ, dụng cụ: chén, đũa, bàn, ghế…phục vụ cho bộ phận nhà hàng.

+ Khoản mục Chi phí bán hàng

Chi phí này chủ yếu phát sinh ở dịch vụ tiệc cưới (hàng tự chế), do đó chi phí này tăng theo tỷ lệ thuận với doanh thu hàng tự chế.

SaĐéc

Năm 2006 chi phí bán hàng là 12.064 ngàn đồng, năm 2007 chi phí phát sinh là 56.269 ngàn đồng tăng 44.205 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 366,44%. Chi phí này chủ yếu là khuyến mãi, tặng quà cho mỗi tiệc cưới, đãi tiệc ngoài (tại nhà khách hàng) nếu khách yêu cầu. Năm 2008 chi phí là 165.502 ngàn đồng tăng 109.233 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 194,13% so năm 2007. Nguyên nhân tăng trong 2 năm 2007 và 2008 nhiều dịch vụ nhận tiệc cưới được thành lập và với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Tuy có uy tín cũng như kinh nghiệm trong hoạt động này nhưng để giữ chân khách hàng đơn vị cũng như cạnh tranh với các dịch vụ đó đơn vị phải tăng cường khuyến mãi với các hình thức khuyến mãi mà khách hàng có thể lựa chọn: tặng bánh kem, pháo, kim tuyến; dịch vụ rước dâu từ cổng vào nhà hàng đãi tiệc, hoặc tặng một đêm nghỉ tại khách sạn cho đôi tân hôn…

+ Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp

Cùng với giá vốn kinh doanh, chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương đối cao. Cụ thể, năm 2006 chi phí phát sinh là 139.737 ngàn đồng, năm 2007 chi phí ở khoản mục này là 164.648 ngàn đồng tăng 24.911 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 17,83%. Chi phí này tăng phát sinh ở phần tiếp khách của ban giám đốc trong việc tìm đối tác kinh doanh, khách hàng, năm 2007 để giảm chi phí đầu vào khách sạn phải chủ động đi tìm bạn hàng cung cấp một số thực phẩm ổn định. Đến năm 2008 chi phí sử dụng là 216.004 ngàn đồng tăng 51.356 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 31,19%. Trong năm 2008, đơn vị đã mua thêm một số thiết bị ở bộ phận thị trường và phòng kế toán để quản lý tốt hơn, đồng thời cử một số cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Khoản chi này hoàn toàn có ý nghĩa vì nó giúp đơn vị nâng cao doanh thu tuy nhiên tốc độ tăng của khoản mục này qua cao không tương ứng với tốc độ tăng doanh thu của đơn vị, vì thế cần xem xét để sử dụng chi phí đúng mục đích hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách san SAĐÉC.pdf (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)