Thế giới đang chứng kiến một tình trạng suy thoái về kinh tế đang xảy ra dây
chuyền mà mắc xích của chuỗi dây chuyền này bắt đầu từ nước Mỹ. Sức khỏe của nền
kinh tế Mỹ đã là vấn đề phải bàn đến trong suốt một năm qua như là nỗi ám ảnh kể từ
khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn.
Cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn bắt nguồn từ sự xẹp hơi của thị trường nhà đất mang tính chất “bong bóng”. Thị trường bất động sản phát triển nhanh chóng
từ 2001 đến 2005 do hàng loạt ngân hàng đầu tư và các định chế tài chính bơm vốn vào lĩnh vực cho vay mua nhà dưới chuẩn. Ngân hàng sau khi bơm vốn ra cho các định chế tài chính vay để hỗ trợ người dân mua nhà ở hoặc đầu tư sẽ bị kẹt vốn, để giúp ngân
hàng có tiền, các ngân hàng đầu tư và hai “Công ty do nhà nước bảo trợ” Fannie Mac
và Freddie Mac mua lại danh mục các khoản nợ vay của ngân hàng rồi lại dùng làm thế
chấp phát hành “Trái phiếu bất động sản”. Rồi đến lượt các trái phiếu bất động sản này
được bán cho các ngân hàng đầu tư và các nhà đầu tư khác khắp toàn cầu. Số nợ thế
chấp mà hai tập đoàn này đang “ôm sô” 5.200 tỉ USD, trong đó 3.000 tỉ USD là của
Fannie Mae và 2.200 tỉ USD là của Freddie Mac mà Trung Quốc hiện cũng đang kẹt
rất nhiều vốn nơi hai tập đoàn này . Chứng khoán hoá đã trở thành công cụ chuyển giao
rủi ro hiệu quả và tăng nguồn vốn lên bất tận và ngân hàng đầu tư lúc đó có lãi nhiều
nhất. Từ đó, lợi nhuận kết hợp với lòng tham đã dẫn đến cơn sốt tăng giá bất động sản
nhanh chóng và lạm dụng việc cho vay dưới chuẩn. Năm 2002, doanh số cho vay dưới
2004 là 550 tỷ USD, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm
khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ1.
Từ năm 2001, các khoản vay mua nhà tăng cao bất chấp lãi suất lúc đó khá cao,
cuối năm 2005 đến năm 2006, bong bóng nhà đất bắt đầu xẹp hơi và ảnh hưởng thật sự vào năm 2007 khi mà lãi suất cho vay cầm cố được điều chỉnh tăng khiến hàng triệu người mua nhà với mục đích đầu cơ không thể trả nợ được cộng thêm giá nhà đất ngày càng sụt giảm khiến cho nhà đầu tư không thể bán bất động sản để trả nợ ngân hàng. Doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng 1 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 09 năm qua và giá nhà đất sụt giảm liên tục. Xu thế của thị trường nhà đất nói chung đang đi
xuống, trữ lượng nhà tồn không bán được hiện nay còn rất nhiều. Hàng triệu người bị
tịch thu tài sản để trả nợ ngân hàng trong khi tài sản cầm cố tại ngân hàng ngày càng
teo tóp do giá nhà đất hạ liên tục. Tình hình ngày càng tồi tệ đến khi thương mại tiêu dùng cho thấy dấu hiệu trì trệ, chính sách thắt chặt tín dụng và thị trường chứng khoán đầy bất ổn. Từ Mỹ, rối loạn lan san đến Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Châu Á trở thành một hiện tượng toàn cầu làm giá nhà đất sụt giảm mạnh. Ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm giá cổ phiếu của Bear Stearns từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008 đã mất 80% giá trị, tương đương số tiền 16,7 tỷ USD vốn hoá thị trường, trước tình hình đó, FED tại Newyork đã bơm tiền ra để cứu Bear Stearns và cuối cùng ngân hàng này được bán lại cho JPMorgan Chase với giá 1,1 tỉ USD.
Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp
chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ
USD. Ngày 07/09, chính phủ Mỹ thông qua cơ quan Tài chính nhà đất liên bang tiếp
quản 2 công ty trong lĩnh vực cho vay thế chấp là Fannie Mae và Freddie Mac khi 2
công ty này đang chìm trong khủng hoảng với những khoảng nợ xấu khổng lồ và giá cổ
phiếu rơi tự do. Sau đó, lại đến lượt Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 tại
Mỹ đã lỗ tới 6,7 tỉ USD trong 2 qu ý đầu năm và giá cổ phiếu của công ty giảm từ 67
USD xuống dưới 4 USD/cổ phần. Sau nỗ lực sáp nhập mua bán không thành, Lehman Brothers phải nộp đơn phá sản khi không được sự giải cứu từ Chính phủ.
Ngân hàng thương mại lớn thứ 2 của Mỹ Bank of America đã tung 50 tỷ USD mua lại Merrill Lynch, công ty tài chính đang ngập đầu trong khủng hoảng. Thêm vào cú sốc trên thị trường tài chính, tập đoàn tài chính bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG
cũng trượt tới bờ vực phá sản, cuối cùng FED đã chi ra 85 USD dưới dạng cho vay
khẩn cấp trong 2 năm để giải cứu AIG. Vào ngày thứ tư 17/09 vừa qua, cổ phiếu của
những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới là Morgan Stanley và Goldman Sachs đã rớt
lần lượt là 46% và 26% trong vòng 1 ngày. Hiện nay, 2 ngân hàng này đang nộp đơn
xin chuyển đổi mô hình thành tập đòan ngân hàng thay vì ngân hàng đầu tư như trước đâyđể có thể tiếp cận các chính sách ưu đãi của FED nhưng đồng thời cũng chịu sự chi
phối nhiều hơn từ FED và một số cơ quan chính phủ.
Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ – 450 tỷ USD. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ
chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Trong danh sách 25 công ty thua lỗ lớn nhất của S&P có đến 16 công ty tài chính. Các công ty viễn thông, tiêu dùng, công nghệ thông tin, và y tế cũng nằm trong số những công ty đứngđầu về thua
lỗ . Ngoại trừ năng lượng, hầu như không có lĩnh vực nào là không bị ảnh hưởng. Ngày 16/01/2008, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm bởi vấn đề suy thoái kinh tế Mỹ,
chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua và giảm
11,8% tính từ đầu năm, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đều sụt giảm mạnh. Cho đến nay, chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm gần
20% so với tháng 9/2007.
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành các biện pháp làm tăng tính thanh
khoản của thị trường tín dụng như mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu chính phủ
tiến hành cắt giảm lãi suất liên ngân hàng đến 6 lần để cứu thị trường, tổng mức cắt
giảm cho đến nay là 3,25%, lãi suất hiện nay là 2%. Để kích thích tiêu dùng khi nền
kinh tế suy thoái, chính phủ Mỹ còn thông qua kế hoạch hoàn thuế cho người dân trị
giá 152 tỷ USD do tiêu dùng của người dân chiếm đến 70% giá trị nền kinh tế Mỹ. Chưa hết, hiện nay Mỹ đã phải dùng đến tiền thuế của dân để trợ giúp các công ty tư
nhân nổi cộm là vụ Bear Stearns, AIG, Fannie Mae và Freddie Mac…
Bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch FED Ben Bernanke đã trình quốc hội kế hoạch hành động khẩn cấp để cứu nguy nền kinh tế, cơ quan chứng khoán
quốc gia Mỹ ban hành lệnh cấm bán khống cổ phiếu để hạn chế sự suy thoái của thị trường chứng khoán. Bộ tài chính Mỹ đang đề xuất khoản tài chính trị giá 700 tỉ USD để giải cứu thị trường tài chính, các nhà phân tích, chuyên gia một thời không ủng hộ
việc can thiệp hành chánh giờ cũng gật gù với gói giải pháp này vì họ hiểu rằng nguy cơ quá lớn, nếu không can thiệp thì cái giá phải trả lớn hơn nhiều so với giữ một
nguyên tắc không giải quyết được vấn đề gì, những tập đoàn ngân hàng lớn trước đây
luôn phản ứng với việc chính phủ một số nước can thiệp vào thị trường tài chính giờ đang “mừng rơi nước mắt” với giải pháp can thiệp thị trường của Chính phủ Mỹ. Ngày 29/09 quyết định quan trọng này đã không được thông qua khiến Phố Wall ngập chìm trong thất vọng với những mức giảm chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng kế hoạch này sớm muộn cũng phải được thông qua để giải quyết
tình hình ngày càng căng thẳng.