Tổng hợp biến động giá vàng thế giới từ năm 2007 đến nay:

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf (Trang 48 - 56)

Bước qua năm 2007, các chuyên gia kinh tế nhận định giá vàng sẽ biến động

mạnh sôi động hơn sau một thời gian chỉ lẩn quẩn quanh mức 620USD/ounce. Năm

2007 tập trung rất nhiều các yếu tố có lợi cho giá vàng.

Đồng USD biến động bất lợi khiến USD trở nên thất thế so với vàng làm nhu cầu mua vàng dự trữ ngày càng cao.

Trong những ngày đầu năm 2007, giá vàng bất ngờ giảm 10USD/ounce do đồng

USD mạnh lên khiến các quỹ đầu tư ồ ạt bán ra khi giá dầu cũng giảm đột ngột xuống

còn 59USD/thùng do thời tiết ấm lên. Đến 04/01/2007, giá vàng giao ngay trên thị trường Châu Á chỉ còn 628USD/ounce (lúc ngày 1EUR đổi được 1,3159USD). Tuy

nhiên, bước qua tháng 2, giá vàng tăng trở lại vượt ngưỡng kháng cự 660USD/ounce

và các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ vượt qua mức kỷ lục năm 2006. Sau một thời gian điều chỉnh giảm giá, ngày 9/3/07 giá vàng tăng lại mức 650USD/ounce. Trong tháng 3, giá vàng đã liên tục đi lên mặc dù có thời gian chựng lại. Cuối tháng 3, giá vàng đạt mức 660USD/ounce do sản lượng vàng thế giới giảm trong khi các nhà đầu cơ tiếp tục tung tiền ra tích trữ. So với cùng kỳ năm trước, giá vàng trên nhiều thị trường đã tăng 17-18%, nguyên nhân được cho là do tâm l ý lo ngại thị trường bất động

sản Mỹ rơi vào suy thoái khiến các nhà đầu tư đổ xô vào vàng.

Sang tháng 9/2007, giá vàng kỳ hạn tháng 12 tại Newyork đã tăng 10,2USD lên

mức 728USD/ounce vào ngày 24/09, mức giá cao nhất trong vòng 16 tháng qua. Giá vàng thế giới tăng cao bắt nguồn từ những thông tin bất ổn về hoạt động của công ty

cho vay cầm cố Northern Rock (Anh) và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED. Giá vàng giao ngay tại London mở cửa ở mức giá 712,2USD/ounce. Từ ngày 18/09/07 đến thời điểm hiện nay, FED đã bảy lần cắt giảm lãi suất. Mỗi lần cắt giảm lãi suất giá vàng đều

có ảnh hưởng nhất định chủ yếu là xu hướng tăng. Sau đây là bảng tổng hợp các đợt cắt

Bảng 2: CÁC ĐỢT CẮT GIẢM LÃI SUẤT CỦA FED

Ngày Tăng Giảm Lãi suất

18/09/07 -50 4,75% 31/10/07 -25 4,50% 11/12/07 -25 4,25% 22/01/08 -75 3,50% 30/01/08 -50 3,00% 18/03/08 -75 2,25% 05/2008 -25 2,00%

Sáng ngày 18/9/2007, giá vàng ở mức 715,95-716,45USD/ounce, như vậy giá vàng đã tăng gần 10 USD/ounce kể từ khi thị trường lo ngại hành động cắt giảm lãi suất USD. Ngày 31/10/2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất thêm 0,25% (còn 4,5%) nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế trong tình trạng khó khăn, điều này đã

làm cho vàng tăng liên tục từ mức 758.85 USD/ounce ngày 15/10 lên đến 789.50

USD/ounce ngày 31/10. Đến ngày 11/12/07, thị trường tài chính lại chứng kiến sự cắt

giảm lãi suất thêm 0,25% xuống còn 4,25%, do đã dự đoán trước nên giá vàng đã tăng

17 USD từ ngày 7/12 đến ngày 10/12/07 lên mức 809.50 USD/ounce. Dự đoán nền

kinh tế Mỹ đang trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng và lạm phát gia tăng thì đầu tư

vào vàng vẫn là công cụ bảo toàn tài sản hiệu quả nhất, chính vì lẽ đó mà vàng tiếp tục tăng chứ không giảm như nhiều người dự đoán. Trong năm 2007, FED cắt giảm lãi suất 1% xuống còn 4,25%, trong khi đó ECB đã nâng lãi suất hai lần lên 4%, chính

điều đó đã tác động mạnh làm vàng tăng giá do tâm l ý lo ngại khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Qua tuần đầu tiên của tháng 12/2007, giá vàng tăng mạnh lên mức

843,2USD/ounce (mức cao nhất trong 7 tuần gần đó) do USD giảm giá so với EUR và dầu tăng giá lên 96,62USD/thùng. Ngày 28/12/07, kết thúc phiên tại Newyork, giá

năm 2007, đạt mức cao nhất trong 28 năm qua khi giá vàng chỉ còn cách mức kỷ lục

trong lịch sử 20USD/ounce.

Qua năm 2008, thế giới lại chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục chưa từng thấy

của giá vàng, các kỷ lục cũ đều bị phá vỡ với một mức tăng gây bất ngờ cho cả thế giới

bởi những yếu tố khác nhau trong đó yếu tố tỷ giá và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ vẫn là động lực số 1 đẩy giá vàng tiến về phía trước. Ngày 8/1/2008, tại Newyork, giá vàng thỏi giao tháng 2/2008 tăng 1,4USD/ounce tương đương 0,15% và chốt ngày giao dịch ở mức giá 881,7USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn liên tục trồi sụt với biên độ rộng, giá vàng tăng mạnh đầu phiên giao dịch đạt mức 894,4USD/ounce, tạo một kỷ lục mới

trong lịch sử. Ngày 10/1/2008, giá vàng tại NYMEX tăng 2 USD lên 883,7USD/ounce. Sức tăng của giá vàng một phần bị cản lại bởi sự hồi phục của USD do thông tin ECB

sẽ không tăng lãi suất đồng EUR trong năm nay vì sợ tăng trưởng kinh tế Châu Âu

chậm lại. Ngày 22/01/08, FED quyết định cắt giảm 75 điểm phần trăm để hạ lãi suất qua đêm từ 4,25% xuống còn 3,5%, ngày 30/01/08, lãi suất USD từ mức 3,5% lại bị hạ

xuống còn 3%, USD mất giá mạnh mẽ so với EUR làm giá vàng giao ngay trên thị trường Newyork tăng lên 923,25 USD/ounce ngày cuối tháng 01/08, vàng kỳ hạn tăng

kỷ lục lên mức 936,61USD/ounce. Giá vàng tăng liên tục trong suốt tháng 2 chỉ có một vài phiên điều chỉnh giảm giá, cuối tháng 2 vàng chốt tại mức 971,50 USD/ounce. Kể

từ khi FED bắt đầu cắt giảm lãi suất vào ngày 18/9/2007 năm ngoái đến nay đã đưa lãi suất USD từ mức 5,25% xuống còn 3%, giá vàng đã tăng thêm 31%. Theo số liệu

thống kê của Hội đồng vàng thế giới, giới đầu tư quốc tế đã đổ một số tiền kỷ lục 8,1 tỷ

USD vào thị trường vàng trong qu ý 4 năm ngoái. Những tuần lễ trong tháng 2 được

xem là tuần lễ lịch sử của giá vàng. Những diễn biến khó tin xảy ra do tác động đặc

biệt mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ. Trong cơn cuồng phong này, giá vàng đã tạm nghỉ nhưng ngay sau đó giá vàng tăng không mệt mỏi. Sang tháng 3, các nhà đầu tư lại tiếp

tục sửng sốt vì cơn bão giá vàng, sự lên xuống đột ngột khiến cho thị trường này hấp

dẫn hơn bao giờ hết. Giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ phiên ngày 11/3 dừng ở

mức 976USD/ounce, tăng 4,2USD/ounce. Giới đầu tư quốc tế sau khi bán ra để thu lời

lạm phát cao và mất giá của USD vẫn là những nhân tố thúc đẩy hoạt động đầu tư vào

vàng. Giá vàng kỳ hạn tại Mỹ lúc đó lên đến mức 987,8USD/ounce do USD mất giá và thiết lập một đáy mới chưa từng có với EUR (1 EUR đổi 1,5495USD). Đến ngày 14/03/2008, từ lúc mở cửa thị trường, giá vàng luôn dao động ở mức cao từ

995USD/ounce trở lên, có lúc giá vượt mức lịch sử 1000 USD/ounce. Kể từ đó, đồ thị

giá vàng trở thành một đường thẳng đứng hướng lên, phá kỷ lục vừa thiết lập hôm

14/3. Nguyên nhân khiến giá vàng liên tục leo thang là do các ngân hàng đầu tư của

Mỹ đang rúng động và lo lắng khi một ngân hàng đầu tư khổng lồ trong thị trường tài

chính như Bear Steasrn Co.Inc đứng trước nguy cơ vỡ nợ và phá sản đồng thời đồng

USD lại tiếp tục mất giá so với EUR. Lúc này có thể nói rằng nền kinh tế nước Mỹ rất ảm đạm, như một bóng mây che phủ những đầu óc lạc quan nhất, và thật sự cuộc suy thoái đã bắt đầu diễn ra, động thái FED tiếp tục cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế

hồi phục phát triển đã cho thấy điều đó. Những dự đoán về một đợt cắt giảm lãi suất sẽ

tiếp tục khiến giới đầu tư đô xô vào vàng bán tháo USD.

Ngày 17/3/08, kỷ lục lại tiếp tục bị phá vỡ, gia vàng thế giới tăng lên đến mức

1030,8USD/ounce trong khi USD tiếp tục trượt giá. Khi thông tin về ngân hàng Bear Stearns chính thức bị phá sản và Tập đoàn JP Morgan chính thức mua lại ngân hàng

này được công bố, thị trường tài chính Mỹ thật sự bị sốc. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại thật sự đến sức khỏe của các tập đoàn tài chính và Ngân hàng của họ. Thị trường

chứng khoán Mỹ tụt dốc, căn bệnh nhanh chóng lây lan san các nước khác và Châu Á cũng bị ảnh hưởng nặng nề do nhiều tổ chức và tập đoàn lớn ở khu vực này (nhất là Trung Quốc) nắm giữ một khối lượng lớn chứng khoán bảo đảm bằng bất động sản của các ngân hàng đầu tư của Mỹ. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khắp nơi

trên thế giới bán tháo cổ phiếu và chuyển sang thị trường hàng hóa trú ẩn do không còn sự lựa chọn nào khác trong thời điểm này. Giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ sau khi vọt lên

đỉnh 1033,9USD/ounce đã quay đầu rơi mạnh trở lại. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là do sau khi chuyển vốn sang thị trường hàng hóa, giới đầu tư ngay lập tức đẩy mạnh

bán ra khi giá cả tăng vọt nhằm chốt lời hiện thực hóa lợi nhuận, bù đắp lại những

khoản thua lỗ trên thị trường chứng khoán. Kết quả là chốt phiên giao dịch tại Mỹ, giá

vàng kỳ hạn tăng 3,1USD/ounce lên 1002,6USD/ounce, đánh dấu mức đóng cửa lần đầu tiên trên 1000USD/ounce của giá vàng. Giá vàng giao ngay kết thúc phiên ở mức 1003,6USD/ounce sau khi đạt đỉnh 1017,4USD/ounce. Tuy nhiên, theo giới phân tích, xu hướng bán vàng ra để chốt lời chỉ là tạm thời vì hiện tại vàng trở thành kênh đầu tư lưu trữ giá trị bền vững nhất trong trường hợp kinh tế suy thoái. Ngày 18/03, thông tin cắt giảm lãi suất 0,75% còn 2,25% chính thức công bố thì giá vàng đạt 1006,75 USD/ounce, ngay sau đó, giá vàng giảm nhanh chóng xuống còn 958.50 USD/ounce ngày 19/03 và 925 USD/ounce ngày 20/03.

Trên thị trường quốc tế giá vàng giao ngay còn 928,8USD/ounce tức giảm

41,05USD/ounce so với phiên liền trước đó. Sau khi FED quyết định cắt giảm lãi suất

dữ dội và liên tiếp từ 19/9/07 ở mức 5,25% xuống còn 2,25%, giới đầu tư quốc tế nghi

ngờ rằng sẽ có hàng loạt các biện pháp bất ngờ và mạnh mẽ từ FED nữa mà những

quyết định đó có thể tác động gián tiếp tiêu cực đến việc đầu cơ vàng, ví dụ như cảnh cáo và điều tra các quỹ đầu tư có sử dụng những biện pháp không minh bạch để đẩy

giá vàng lên vì mục đích đầu cơ hay không?Đồng thời, cũng xảy ra những lo ngại rằng

khi nền kinh tế suy thoái thật sự, lạm phát tăng cao thì đúng là vàng là tài sản an toàn nhất để gìn giữ giá trị nhưng với một mức giá cao như thế thì có cơ hội đầu tư nữa

không khi mà những hàng hóa khác như dầu và thực phẩm là những sản phẩm tối cần

thiết hơn, những lo ngại trên nghe có vẻ logic vì khi thế giới nắm giữ vàng trong tay mà những nhu yếu phẩm không đủ thì vẫn vô nghĩa. Tâm l ý này lập tức lan tỏa rộng rãi trên khắp các sàn giao dịch vàng quốc tế do đó đã xảy ra hiện tượng bán tháo vàng để

quay lại đầu tư các mặt hàng thay thế khác như dầu hoặc thực phẩm. Đến 25/3/08, giá

vàng lại đi lên với mức mở đầu ngày là 925USD/ounce, sau đó nó tiếp tục thẳng tiến vượt qua mức 940USD/ounce trên thị trường Châu Á phiên sáng 26/3 và chạm mức

có những chuyển biến bất ngờ khi vẫn xoay quanh mức 940-950USD/ounce. Giá vàng

tăng giảm bất thường từ tháng 4 đến tháng 7 nhưng vẫn ở mức cao từ trên 850 đến 950

USD/ounce do những thông tin bất ổn về thị trường nhà đất của Mỹ. Tháng 8, giá vàng giảm lao dốc không cưỡng được do USD sau một thời gian dài giảm giá thì quay lại

phục hồi đồng thời những tin tức về thị trường tài chính được cải thiện khiến nhà đầu tư bán vàng ra. Ngày 1/8 giá vàng còn ở mức 912.50 USD/ounce, đến ngày 8/8 giá vàng còn 852.50 USD/ounce, giá vàng giảm đến ngày 11/09 chỉ còn 740.75 USD/ounce do những thông tin về kinh tế Mỹ khả quan làm cho giới kinh doanh phấn

khởi cũng như các quỹ đầu tư chuyển đổi từ vàng sang chứng khoán. Những ngày cuối

tháng 9, bắt nguồn từ vụ sụp đổ của AIG và Lehman Brothers, ngày 16/09, giá vàng biến động khiến người theo dõi giá vàng dù sát sao nhất cũng phải bất ngờ, giá vàng trong 3 giờ đồng hồ tại phiên giao dịch Newyork đã tăng vọt 120 USD/ounce, mức cao

nhất trong lịch sử biến động giá vàng từ trước đến nay. Từ đó, giá vàng mỗi ngày biến động với biên độ rộng hơn 50 USD/ngày do tình hình tài chính trên thị trường Mỹ ngày càng phức tạp, Bộ tài chính và Chủ tịch FED phải đệ trình những gói giải pháp cứu

nguy khẩn cấp mà sẽ khiến ngân sách thâm hụt và lạm phát cao.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)