Tổng hợp biến động giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay:

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf (Trang 56 - 60)

Cùng với xu hướng giá của thế giới, giá vàng Việt Nam giaiđoạn này biến động

khá phức tạp, những kỷ lục mới đã được thiết lập và không ít quỹ đầu tư, nhà đầu cơ

phải sửng sốt vì sự bứt phá ngoạn mục này.

Ngày đầu năm 2007, giá vàng SJC tại Hà Nội mua vào – bán ra là 12.310.000 - 12.390.000 đồng/lượng chủ yếu do giá vàng thế giới tăng, những ngày tiếp theo, giá vàng trong nước giảm 80.000 – 100.000 đồng/lượng do ảnh hưởng của giá vàng thế

giới. Sang tháng 3, giá vàng tăng trở lại 12.770.000 – 12.840.000 đồng/lượng nhưng

sức mua trên thị trường cũng không biến động nhiều. So với biến động của thế giới, giá

vàng tại Việt Nam không tăng nhiều, hầu như chỉ xoay quanh mức 12.700.000 –

hoạt động cho vay cầm cố của công ty Northern Rock và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED làm giá vàng trong nước cũng ảnh hưởng theo tăng lên đến 13.820.000đồng/lượng. Ngày 1/11/2007, ngày đầu tiên sau khi FED tiếp tục cắt giảm

0,25% lãi suất cơ bản đồng USD, giá vàng trong nước lại tăng lên mức 15.320.000 đồng/lượng. Trong 2 tháng từ tháng 9 đến tháng 11, giá vàng trong nước đã tăng lên

mức 1.500.000 đồng/lượng. Sau đợt cắt giảm lãi suất ngày 11/12/07, giá vàng tăng kết

hợp với nhu cầu tăng cao, ngày 17/12/07, SJC bán ra thị trường ở mức kỷ lục 20.000 lượng vàng. Ngày 18/12/07, SJC mở cửa ở mức 15.560.000 sau đó giảm xuống mức 15.540.000 đồng/lượng trước khi tăng lên 15.800.000 đồng/lượng vào cuối giờ chiều. Theo giới kinh doanh vàng, nhu cầu vàng trong nước gia tăng đã đẩy giá vàng trong

nước cao hơn giá vàng thế giới 30.000-40.000 đồng/lượng, tuy nhiên SJC và các ngân hàng lập tức nhập nguyên liệu dập vàng miếng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cuối tháng 12, giá vàng trong nước tiếp tục tăng và vượt mốc 16.000.000 đồng/lượng do giá vàng thế giới tiếp tục tăng.

Qua năm 2008, giá vàng tiếp tục leo thang, trên thị trường thế giới ngày 8/1 giá

vàng tăng lên mức 890 USD/ounce thì trong nước đạt 17.050.000 đồng/lượng. Giá vàng thời điểm này đi lên mạnh mẽ, một phần ảnh hưởng do các nhân tố kinh tế của các cường quốc đang suy thoái, một phần tăng lên là do giới đầu cơ quốc tế đang đổ

tiền vào mạnh mẽ để thu lợi nhuận trong những cơ hội đặc biệt nhạy cảm này. Sáng 15/1, SJC niêm yết giá mua bán là 17.540.000-17.640.000 đồng/lượng. Sáng 31/1, giá vàng trong nước lại quay đầu xuống sau ảnh hưởng của giá vàng thế giới khi FED

quyết định cắt giảm lãi suất từ 3,5% xuống còn 3%. Giá vàng giữa tháng 2 giảm nhẹ

xuống mức 17.660.000 đồng/lượng. Thị trường trong những ngày đầu năm liên tục dao

động trong biên độ hẹp giữa 17.450.000-17.770.000 đồng/lượng do giá vàng thế giới ảnh hưởng giữa 2 luồng thông tin IMF sẽ bán vàng ra và USD sẽ mất giá do quyết định

giảm lãi suất của FED. Sáng 15/2, SJC công bố giá vàng giao dịch tại mức 17.580.000-

của giá vàng thế giới lẫn Việt Nam. Sáng 25/2, giá vàng trong nước đạt mức 18.000.000 đồng/lượng từ cuối tuần trước và đóng cửa ở mức 18.260.000 đồng/lượng

vào cuối giờ chiều. Ngày 26/2, giá vàng tiếp tục giảm và thậm chí rớt xuống dưới mức 18.000.000 đồng/lượng do mất giá theo vàng thế giới. Nhưng ngày 27/2, giá vàng Bảo Tín Minh Châu đã lên đến mức 18.740.000 đồng/lượng, đến ngày thứ năm 28/2 giá

vàng giảm nhẹ để chờ đợi tình hình. Tuy nhiên, đến ngày 29/2, thị trường vàng trong

nước lại tăng tốc mạnh và vượt qua mức 19.000.000 đồng/lượng và thiết lập mức 19.100.000 đồng/lượng. Như vậy, chỉ trong tuần cuối tháng 2, giá vàng đã liên tục xác

lập mức giá kỷ lục theo sát giá vàng thế giới cũng chạm các đỉnh kỷ lục. Trong khi đó, giá dầu thô cũng chạm ngưỡng cao của lịch sử giá dầu và USD đã bốn lần vỡ đáy. Qua tháng 3, giá vàng SJC niêm yết giá vàng lúc 10 giờ sáng 12/3 ở mức 18.550.000-

18.660.000 đồng/lượng, giảm gần 100.000 đồng/lượng so với hôm trước. Việc điều

chỉnh giảm liên tục của giá vàng Việt Nam cộng với sự tăng nhẹ của giá vàng thế giới đã khiến giá vàng trong nước về gần ngang bằng với giá thế giới. Ngày 17/3, giá vàng

trong nước tiếp tục leo thang khi 11 giờ SJC niêm yết lại giá vàng tại mức 19.300.000- 19.430.000 đồng/lượng, các cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM và Hà Nội cũng cập nhật và

thay đổi liên tục bảng giá theo SJC, giá cao nhất lên đến 19.500.000 đồng/lượng. Tình hình thị trường vàng tăng quá nhanh khiến cho giới đầu tư cũng như người dân phản ứng thận trọng. Khác với những đợt tăng giá trước, sức mua vàng miếng đợt này không

tăng vì giá đã quá cao. FED cắt giảm lãi suất chiết khấu một lần nữa vào ngày 18/03 còn 2,25%, giới đầu tư phải bán vàng bù lỗ cho danh mục đầu tư chứng khoán. Giá

vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng trong nước ngày 18/3 cũng giảm theo. Lúc 10 giờ

sáng giá vàng SJC niêm yết ở mức 19.070.000-19.170.000 đồng/lượng, giảm 330.000 đồng/lượng so với hôm trước. Tiếp theo đó, giá vàng ngày 20/3 rơi thẳng xuống giảm 1.000.000 đồng/lượng làm chóng mặt ngay cả các nhà đầu tư bản lĩnh nhất, chỉ trong

một đêm, giá vàng thế giới giảm tương đương 1.500.000 đồng/lượng kéo giá vàng

mang, bất ngờ thật sự cho các nhà đầu tư vàng. Ngày tiếp theo đó, vàng mất mốc 18.000.000 đồng/lượng, kết quả từ đà đi xuống của giá vàng thế giới. Đầu giờ ngày 23/3, SJC mở cửa với giá 17.950.000-18.100.000 đồng/lượng, sau đó vàng giảm và

được điều chỉnh xuống mức 17.800.000-17.950.000 đồng/lượng, giảm 150.000

đồng/lượng. Có thể thấy trong thời gian này, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá

vàng thế giới gần 500.000 đồng/lượng và cách biệt giữa giá mua và giá bán rất cao thường là 150.000-200.000 đồng/lượng bởi l ý do giá vàng biến động quá bất ngờ và Việt Nam là đất nước nhập khẩu trên 95% nhu cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng lo sợ vàng biến động bất ngờ nên để giá mua vào thấp hơn

giá bán rất nhiều. Ngày 24/3, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới quy đổi tương đương 500.000 đồng/lượng, giá vàng SJC bán ra đầu ngày là 18.100.000 đồng nhưng đến thời điểm 14 giờ lại giảm xuống còn 17.800.000 đồng/lượng, giảm đột ngột 300.000 đồng/lượng so với khi mở cửa tuy nhiên đến cuối ngày lại tăng lại lên mức 18.100.00 đồng/lượng. Các ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục thay đổi

giá mua – bán theo tình hình thực tế thị trường (bám sát giá vàng trên sàn ACB). SJC cho biết trong ngày đã thay đổi 8 lần giá giao dịch, mua vào 5.000 lượng, bán ra 16.000 lượng. Trên thị trường tự do, khối lượng giao dịch không cao song người mua vẫn

nhiều hơn người bán. Trưa 26/3, SJC niêm yết mức giá 18.300.000-18.400.000

đồng/lượng. Giá vàng trong nước sáng 27/3 đã tăng thêm 350.000 đồng/lượng. SJC mua vào – bán ra tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đạt mức 18.600.000-18.700.000

đồng/lượng.

Suốt từ tháng 4 đến tháng 7, cũng do ảnh hưởng từ biến động giá vàng thế giới mà giá vàng quy đổi tại Việt Nam xoay quanh mức cao từ 18.000.000 – 19.000.000

đồng/lượng.

Quan tháng 8, do tin tức ổn định được đưa ra từ Mỹ và các quỹ đầu tư bán vàng

ra mạnh mẽ để bù đắp hoạt động kinh doanh chứng khoán thua lỗ, vàng đã lao dốc

dịch trên sàn ACB ở mức 18.615.000 đồng/lượng, đến ngày 06/08 còn 17.903.000

đồng/lượng, ngày 19/08 giá rớt xuống còn 16.629.000 đồng/lượng. Giá vàng rớt kéo dài đến tận tháng 9, ngày 12/09, giá vàng trên sàn chỉ còn 16.214.000 đồng/lượng.

Đến ngày 17/09/08, giá vàng thế giới đột biến tăng 120 USD/ounce chỉ trong 1 ngày do ảnh hưởng từ vụ khủng hoảng tài chính trên Phố Wall làm sụp đổ các tổ chức tài chính hàng đầu nước Mỹ. Tại Việt Nam trên sàn ACB sáng ngày 18/09/08 giá vàng

ở mức 18.300.000 đồng/lượng rồi giảm và tăng với biên độ rộng gần 500.000

đồng/lượng một ngày cho đến ngày 24/09.

2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá vàng thế giới và những tồn tại ở thị trường kinh doanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)