công nghệ: Viễn thông, tin học, truyền thông và phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá các hệ thống thông tin. Tham gia vào các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của khu vực cũng như trên thế giới: ASEAN II, AII (APT), APII (APEC)... tiến tới hoà nhập cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu.
+ Xây dựng mạng lưới có cấu trúc tối ưu để có thể triển khai các dịch vụ mạng tiên tiến. Thực hiện phát triển, quản lý mạng không theo địa giới hành chính mà theo vùng và cấu trúc mạng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Dịch vụ: thực hiện hoàn toàn việc phổ cập dịch vụ, người dân trong cả nước có quyền truy cập các dịch vụ Viễn thông ở bất kỳ mọi nơi, mọi lúc khi có yêu cầu.
+ Mở rộng việc cung cấp dịch vụ băng rộng đa phương tiện tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Đối với khách hàng khu vực dân cư các dịch vụ phổ biến sẽ là thoại, video theo yêu cầu, mua bán từ xã, công nghiệp giải trí, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ từ xa. Đối với khách hàng khu vực hành chính, thương mại sẽ là các dịch vụ: trao đổi dữ liệu điện tử KDI, thương mại điện tử, quản lý và điều hành... cho khu vực công cộng sẽ là các Kiot thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, thư viện video... phục vụ cả truyền hình số và truyền hình có độ phân giải cao.
+ Dịch vụ Internet cung cấp rộng rãi tới các trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở trong cả nước.
+ Phấn đấu đến năm 2010 khách hàng Việt Nam được hưởng thụ thông tin ngang mức người dân của các nước phát triển.
2.4. Giai đoạn 2010 - 2020:
Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Phát triển khoảng 22 triệu máy điện thoại, bình quân mật đố đạt 20 - 25 máy/100 dân. Cơ bản đa dịch vụ hoá mạng nội hạt: cáp quang và các phương thức truy nhập băng rộng khác được triển khai tới tận nhà thuê bao các dịch vụ băng rộng, đa phương tiện được cung cấp tới các hộ dân cư theo yêu cầu.
II - Các quan điểm về việc mở cửa và hội nhập quốc tế về dịch vụ Viễn thông. thông.
1. Mở cửa và hội nhập dịch vụ Viễn thông phải gắn liền với lợi ích của dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia. dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia.
Dịch vụ Viễn thông là một lĩnh vực rất "nhạy cảm" đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân; là phương
tiện thiết yếu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia. Do vậy trong quá trình mở cửa và hội nhập dịch vụ Viễn thông phải được gắn liền với lợi ích của dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia. Phải cảnh giác các thế lực thù địch lợi dụng quá trình mở cửa và tự do hoá dịch vụ Viễn thông để thao túng thông tin nhằm hòng lật đổ chế độ.
Việc mở cửa cho phép cạnh tranh cần tiến hành từng bước, có giới hạn, với sự kiểm soát của Nhà nước. Mặc dù xu hướng tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông diễn ra hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng lợi ích thu được lớn nhất vẫn là các quốc gia phát triển và công nghệ mới, còn đối với các quốc gia đang phát triển đều nhận thấy rằng tự do hoá và mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông mang lại nhiều nguy cơ hơn là ích lợi. Hiện tại trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thua kém xa, quá trình mở cửa nền kinh tế hoà nhập với thế giới nói chung và dịch vụ Viễn thông nói riêng vấn đề đầu tiên nghĩ tới đó là lợi ích kinh tế, xã hội mang lại từ quá trình này. Phải xem xét một cách cẩn thận những lợi ích mang lại để tìm cách tận dụng, những bất lợi để tìm cách hạn chế từ quá trình hội nhập và tự do hoá dịch vụ Viễn thông.
2.Về cạnh tranh
Việc cho phép cạnh tranh phải được tiến hành bắt đầu từ dịch vụ Viễn thông giá trị gia tăng (VAS ) (là những dịch vụ không cần thiết xây dựng mạng lưới, đầu tư thấp và dễ triển khai về mặt kỹ thuật) rồi mới đến các dịch vụ cơ bản - là những dịch vụ liên quan mật thiết đến chủ quyền quốc gia và quyền lợi kinh tế. Đây là nguyên tắc mà hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện khi mở cửa và tự do hoá dịch vụ Viễn thông kể cả các nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Mỹ... Trong dịch vụ Viễn thông cơ bản tuần tự mở cửa thị trường bắt đầu từ thị trường dịch vụ cố định nội hạt đến thị trường đường dài trong nước và cuối cùng là thị trường dịch vụ Viễn thông quốc tế. Thực tế cho thấy, kinh doanh dịch vụ Viễn thông quốc tế đem lại lợi nhuận lớn nhất sau đó đến dịch vụ đường dài và cuối cùng là nội hạt. Nếu nguyên tắc này mà thực hiện ngược lại thì hầu như tất cả các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường sẽ kinh doanh dịch vụ Viễn thông quốc tế và đường dài. Tạo ra sự mất cân đối trong phát triển mạng lưới Viễn thông, các mạng lưới Viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa sẽ không phát triển và ảnh hưởng đến việc thực hiện phổ cập các dịch vụ cơ bản tới mọi người dân như điện thoại gọi số, điện thoại dùng thẻ..., ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội, ngày càng tạo ra sự bất bình đẳng về mức sống, trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đi đôi với việc cho phép cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ cơ bản, thì phải đảm bảo khả năng kiểm soát của Nhà nước cũng như tính khả thi về pháp lý và kỹ thuật như việc xây dựng ban hành một số các quy định quan trọng về kết nối, giá cước, kế hoạch đánh số, các nguyên tắc về bảo vệ cạnh tranh lành mạnh...
3. Về hình thức đầu tư,
Cần từng bước xem xét cho thêm các hình thức đầu tư khác ngoài hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đi đôi với việc nâng dần tỷ lệ vốn góp của nước ngoài nhằm tạo ra sức cạnh tranh và hấp dẫn về môi trường đầu tư đối với các công ty nước ngoài.
Từ nay đến năm 2000, hình thức đầu tư nước ngoài cao nhất áp dụng cho lĩnh vực khai thác dịch vụ Viễn thông là hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Bắt đầu sau năm 2000 để thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư cũng như tăng độ hấp dẫn, Chính phủ cần xem xét cho thêm các hình thức đầu tư nước ngoài khác như BOT, BTO, liên doanh... Tuy nhiên, các hình thức đầu tư nước ngoài này được tiến hành bắt đầu từ dịch vụ giá trị gia tăng - VAS sau đó mới đến các dịch vụ cơ bản, đồng thời tỷ lệ góp vốn của phía đối tác nước ngoài được nâng dần lên phù hợp với trình độ phát triển Viễn