4. Đóng góp mới của đề tài
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nôngnghiệp trên
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
2.1.3.1. Thuận lợi
- Đồng Hỷ là huyện có vị trí địa lý liền kề với thành phố Thái Nguyên, gần trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và gần các trường Đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng, có điều kiện tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển, có tiềm năng phát triển du lịch, có hệ thống hang động, di tích lịch sử cách mạng….
- Đất đai của huyện tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tiềm năng đất đai cùng với thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển tập đoàn cây con phong phú, có lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên khai thác lợi thế này phải biết bảo vệ, khôi phục và phát triển, kết hợp khai thác có hiệu quả tài nguyền đất đai, khí hậu với môi trường sinh thái.
- Có nhiều doanh nghiệp của tỉnh và trung ương đóng trên địa bàn huyện tạo thành 3 khu công nghiệp lớn: Khu vực thị trấn Chùa Hang - Cao Ngạn, Khu mỏ sắt Trại Cau, Khu vực phía Bắc của huyện: Tân Long, Sông Cầu, Quang Sơn khai thác quặng sắt, chì, kẽm, vật liệu xây dựng.
- Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ có truyền thống cách mạng, đoàn kết, sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng huyện Đồng Hỷ thành một huyện giàu mạnh.
- Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền có biện phát thực hiện các cơ chế của tỉnh, chính sách hỗ trợ và đầu tư sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và chế biến các loại nông sản trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng: mạng lưới giao thông nông thôn được cải tạo tốt, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. Hệ thống kênh muơng kiên cố thuận tiện cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 43 -
- Về giáo dục đào tạo, y tế, thông tin liên lạc đã và đang phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
2.1.3.2. Những khó khăn
Tập quán lạc hậu, tập tục năng nề của một số dân tộc ít người đã ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đời sống tuy đã được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, độc canh, tự cấp, tự túc, số lượng hàng hoá chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Đất đai có độ dốc quá lớn, thảm rừng che phủ bị tàn phá gây sự xói mòn làm cho đất bị bạc màu ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thâm canh cây trồng. Đây là một tồn tại cần được khắc phục trong những năm tới.
Áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi việc làm, trình độ dân trí thấp, đội ngũ lao động chưa thông qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao, hạn chế việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và giảm hiểu quả lao động.
Hệ thống kế cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhất là các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa làm cho kinh tế chậm phát triển, các vấn đề xã hội và dân tộc trở nên gay gắt.
Khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài gặp nhiều trở ngại khó khăn, việc tích luỹ của Huyện cho đầu tư phát triển kinh tế còn hạn chế. Thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất là hai mối lo thường xuyên đối với các huyện miền núi.
Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động còn nhiều bất hợp lý, đòi hỏi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ mới có thể phát huy hết tiềm năng của huyện.
Trong những năm 2003 - 2004 trở lại đây, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, dịch bệnh gia súc, dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh ở một số nơi, gây tâm lý lo ngại và giảm hiệu quả chăn nuôi đối với một số gia đình nuôi gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 44 -
cầm lớn. Mặt khác, trong những năm này thị trường giá cả có nhiều biến động nhất là một số mặt hàng sản phẩm công nghiệp như sắt thép, vật tư phục vụ nông nghiệp như phân bón. Hàng hoá của nông dân làm ra như chè bút khô, quả vải, quả nhãn chưa có nơi tiêu thụ ổn định.
Những khó khăn trên tác động đến các chính sách tài chính tín dụng, đến hoạt động đầu tư vốn của các Ngân hàng trong huyện Đồng Hỷ và công tác đầu tư vốn của Nhà nước.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ