Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 78)

4. Đóng góp mới của đề tài

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

* Mục tiêu về kinh tế:

- Đạt tốc độ phát triển cao và ổn định: Để đạt mục tiêu này chúng ta phải tạo ra được một sản lượng cao, dựa trên nâng cao năng suất. Phương châm đạt mục tiêu là “ Thực hiện đa dạng hoá hệ thống bởi theo quy luật sinh thái thì hệ thống càng đa dạng thì tính ổn định càng cao”.

- Tốc độ phát triển kinh tế của huyện Đồng Hỷ bình quân thời kỳ 2005 - 2010 là 14 - 15 %/ năm. GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng/ người / năm.

- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả có năng lực khai thác những tiềm năng và lợi thế của huyện về vị trí, đất đai, nguồn nhân lực. Xây dựng nền kinh tế với cơ cấu các ngành phù hợp, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp - dịch vụ có chất lượng cao. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp lên 40 % và dịch vụ 45 %.

- Có nhiều nông sản hàng hoá nhất là nông sản hàng hoá để xuất khẩu. Để có nhiều nông sản hàng hoá thì trước hết phải nâng cao mức dư thừa nông sản đồng thời phải có chính sách đẩy mạnh chế biến và mở rộng thị trường, đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các nước, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.

- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, giải quyết được mâu thuẫn vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người trong thời kỳ công nghiệp hoá với khối lượng sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 71 -

phẩm nhiều, chất lượng sản phẩm sạch, an toàn vừa phải bảo về được môi trường sinh thái.

* Mục tiêu về xã hội

- Giải quyết việc làm cho nông dân, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 50% năm 2010 và khoảng 55-60% vào năm 2015,đến năm 2010 tỷ lệ người có việc làm tăng 20 %, duy trì và nâng cao thu nhập cũng như mức sống của nông dân, xoá đói giảm nghèo cho nông dân, vì chính nông dân là lực lượng chủ lực, chủ tài nguyên, người chủ thực hiện kinh tế nông nghiệp bền vững, đến năm 2010 đảm bảo thu nhập tăng 1,4 - 1,6 lần so với năm 2007. Trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 giảm được 2/3 số hộ nghèo để đến năm 2010 tỷ lệ nghèo vào khoảng 3,5 - 4,5% (theo chuẩn nghèo mới). Hàng năm giải quyết việc làm cho 1800 - 2000 lao động đến độ tuổi và đưa từ khoảng 300 - 400 người đi làm việc ở nước ngoài để góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.. Để đạt mục tiêu này cần đẩy mạnh chăn nuôi và chế biến nông sản, mở rộng và phát triển ngành nghề ở nông thôn, nhất là những ngành nghề cần ít đầu tư, nhiều lao động.

- Giáo dục đào tạo: Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của huyện, đặc biệt là cho lực lượng thanh niên và ở vùng sâu, vùng xa. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 19 % vào năm 2010.

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng trong sự nghiệp phát triển y tế. Đồng bộ hoá cơ sở thiết bị cho bệnh viện huyện. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất. trang thiết bị và cơ cấu thuốc cho các trạm y tế xã, 100% trạm y tế xã có bác sỹ và cơ cấu cán bộ y tế theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, 100% số hộ nông dân được sử dụng nước sạch an toàn, hợp vệ sinh.

- Văn hoá - thể thao: Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số thôn đạt tiêu chuẩn “Thôn văn hoá”, 95% số hộ gia định đạt tiêu chuẩn “Gia định văn hoá”,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 72 -

xây dựng đời sống văn minh, giữ gìn phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống địa phương.

* Về môi trường sinh thái: Để đảm bảo mục tiêu bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, các hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được kiểm soát sao cho các tác động đến môi trường sinh thái không bị xấu đi, hạn chế sử dụng các chất độc hại, xử lý tốt chất thải nông nghiệp. Cụ thể

- Chống thoái hoá và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất : Đất nông nghiệp tăng cường chủ động hệ thống tưới tiêu đến năm 2010 đạt 35% đến năm 2020 đạt 40% diện tích đất canh tác. Cải tạo đất bị suy thoái do khai khoáng, đất bị bạc màu, phấn đấu đến năm 2010 giảm 50%, đến năm 2020 cơ bản cải tạo nâng cao chất lượng của đất bị bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng.

- Bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học : Bảo vệ và phát triển rừng để điều hoà được dòng chảy, giữ nguồn nước ổn định, chống xói mòn và cải tạo đất bảo đảm đến năm 2020 độ che phủ đạt 59%.

3.1.3 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế bền vững

- Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường: Điều chỉnh cơ cấu vật nuôi cây trồng, bảo tồn phát triển các yếu tố sinh học bền vững, hạn chế sử dụng các hoá chất và thuốc BVTVđộc hại. Khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Giữ nguyên các công thức canh tác cũ nhưng thay đổi cơ cấu diện tích hợp lý.

- Bổ sung thêm một số công thức canh tác có hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sản xuất tương tự đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

- Đối với ngành trồng trọt cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi để thực sự chủ động trong tưới tiêu cho quỹ đất hiện có, chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đất 1 vụ thành đất 2 vụ và đất 2 vụ có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 73 -

trồng được 3 vụ trong năm, tập trung vào việc tăng cơ cấu cây lúa lai, ngô cao sản vào thâm canh sản xuất.

- Đối với lâm nghiệp cần hạn chế mức thấp nhất việc chặt phá rừng, bảo vệ triệt để diện tích rừng hiện có, đặc biệt là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn. Tổ chức giao đất giao rừng cho cho người dân bảo vệ và trồng mới nhằm tăng độ che phủ cho đất rừng.

- Nâng cao chất lượng hàng hoá bằng việc cải tạo giống chè, giống cây ăn quả, đầu tư chế biến sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ nông sản

3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1 Những giải pháp chung cho các hệ thống

3.2.1.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng: Để phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cần có những giải pháp về cơ sở hạ tầng như sau

- Về giao thông: Hầu hết ở các xã đường đất đi lại khó khăn vì vậy những nơi xa thị trấn có nhiều tiềm năng trồng cây ăn quả có giá trị cao chưa dám đầu tư vì lo ngại về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

- Về điện và thông tin: Các nơi xa thị trấn hầu hết chưa có điện và điện thoại, nhiều người dân có đầu óc làm kinh tế giỏi có xu hướng ra thành phố hoặc thị trấn. Cần phát triển mạng lưới điện và thông tin nông thôn nhằm phát triển đời sống kinh tế - văn hoá ở những vùng sâu, vùng xa.

- Về thuỷ lợi và cơ giới hóa: ở điều kiện phát triển hệ thống nôngnghiệp cần có giải pháp thuỷ lợi nhỏ kết hợp cơ giới hoá bằng máy tưới cho chè trái vụ, tưới cây ăn quả trên đồi. Giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo.

3.2.1.2. Giải pháp chính cho môi trường

- Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 74 -

- Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu và các loại kháng sinh trong sản xuất chế biến nông sản nhằm cải tạo đất, không làm thoái hoá đất, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững.

- Tăng cường thực hiện các chương trình trồng rừng theo kế hoạch và và có biện phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng có hiệu quả nhằm mục đích chống xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ đất cho thế hệ mai sau .

- Nâng cao năng lực của Ban phòng chống lụt bão, có chương trình phòng chống lũ lụt, hạn hán giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Tổ chức thực hiện đề án quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản của tỉnh trên địa bàn huyện. Quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Quản lí sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước; Khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép khoáng sản. Thực hiện tốt quyết định 1597 của UBND tỉnh về chuyển đổi bìa chữ T trên địa bàn huyện.

- Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng trên địa bàn huyện áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị xử lí chất thải, khí thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường ; Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rác thải theo công nghệ CNN tại Hoá Trung. Thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang nhân dân tại khu vực La Giang xã Quang Sơn.

3.2.1.3. Giải pháp về vốn

Để phát triển kinh tế bền vững thì một trong những vấn đề quan trọng của sản xuất nông hộ là phải có vốn. Sản xuất kinh tế nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đêm lại hiệu quả cao và ngược lại. Hiện nay, số hộ ở huyện Đồng Hỷ thiếu vốn sản xuất chiếm tỷ lệ cao, vì vậy giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 75 -

của nông hộ thì mới có thể hướng tới sự phát triển kinh tế một cách bền vững trong hệ thống nông nghiệp. Muốn làm được điều đó cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Đa dạng hoá các hình thức tín dụng ở nông thôn huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi.

- Cải cách thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo thuận lợi cho người sản xuất đặc biệt là hộ nghèo bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi. Mở rộng khả năng cho vây đối với tín dụng không cần thế chấp mà thông qua tín chấp.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ về đầu tư và tín dụng cho các doanh nghiệp để mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, dụng cụ nông nghiệp cho nông dân.

- Chú trọng thu hút các nguồn vốn để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, phát triển các làng nghề truyền thống, từng bước đưa công nghiệp về nông thôn để thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

- Huy động rộng rãi các nguồn vốn, các nguồn lực trong đó có các chương trình phối hợp phát triển kinh tế xã hội giữa huyện với các cơ quan, đơn vị quân đội, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, huy động các nguồn vốn từ dân cư để nâng cấp và xây dựng, nhằm phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Ngoài ra, Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư trong việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

3.2.1.4. Những giải pháp về đất đai

- Đẩy nhanh việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch vùng chuyên canh, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện. Tăng diện tích đất gieo trồng, đặc biệt là diện tích cây vụ đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 76 -

- Hoàn thành nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi ruộng đất sản xuất nông nghiệp.

- Chuyển đổi cơ cấu diện tích đất rừng tạp sang trồng cây bạch đàn, thông; diện tích đất trồng sắn, vườn tạp có hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả như vải thiều, nhãn, hồng, na ....

- Nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung và đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ở vùng gò đồi là một hướng đột phá trong việc thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.2.1.5. Giải pháp phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ

- Về tưới tiêu: Hoàn thành phát triển thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, áp dụng rộng rãi công nghệ tưới tiêu tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt, hạt giữ ẩm.

- Về giống: Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trung tâm sản xuất giống cây, con. Đưa nhanh giống mới có chất lượng cao vào sản xuất, đặc biệt là các giống lai, ứng dụng công nghệ cấy ghép, công nghệ lai tạo, công nghệ sinh học, nhập một số giống siêu nguyên chủng, giống gốc, giống bố mẹ để nhân ra diện rộng. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng vật nuôi của địa phương.

- Về thâm canh: Xây dựng các mô hình trình diễn về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong việc chăm sóc, bón phân cân đối, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, để đẩy nhanh tăng năng suất và chất lượng đảm bảo thực phẩm an toàn, sạch, ưu tiên đầu tư cho các hộ làm kinh tế trang trại

3.2.1.6. Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân là vấn đề rất quan trọng để chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá, hướng tới sự phát triển bền vững. Do đó, để mở mang được thị trường ổn định trong thời gian tới cần có các giải pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 77 -

- Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin vào mức độ về sinh an toàn thực phẩm.

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hình thành các trung tâm thương mại ở thị trấn, để từ đó tạo ra môi trường trao đổi tiêu thụ nông sản.

- Tổ chức tốt các thông tin thị trường, dự báo về thị trường để giúp các hộ nông có những hướng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm.

3.2.2. Những giải pháp riêng cho từng hệ thống

3.2.2.1. Hệ thống nông lâm kết hợp

- Nhà nước khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)