Quá trình phát triển kinh tế nôngnghiệp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 52)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.2.1Quá trình phát triển kinh tế nôngnghiệp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh

tỉnh Thái Nguyên

Với vị trí địa lý có thế mạnh về nông lâm nghiệp, Đồng Hỷ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng. Một trong những nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh là phát triển nông nghiệp và kinh tế theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên phát triển nông nghiệp sạch, các nghề, làng nghề truyền thống, làng nông nghiệp du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ là nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, đời sống nhân dân còn thấp chưa sản xuất được sản phẩm hàng hoá mũi nhọn và ổn định, kinh tế nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đồng Hỷ đạt 13,5 % trong đó sản xuất nông lâm nghiệp đạt 22,79%, công nghiệp xây dựng cơ bản đạt 47,37%, dịch vụ đạt 29,84%. [23].

Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của người dân, hạ tầng nông thôn không ngừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 45 -

được cải thiện đặc biệt là kênh mương nội đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp.

Ngành trồng trọt của huyện đã phát huy được kết quả, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng nông thôn, các chỉ tiêu cơ bản trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp qua các năm đều đạt kế hoạch đề ra.[13]

Về dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Huyện Đồng Hỷ có các cơ sở sản xuất giống cây trồng cùng với hệ thống dịch vụ của Hợp tác xã hàng năm đã cung ứng các giống mới cho các hộ nông dân theo đặc điểm sinh thái của các tiểu vùng. Các dịch vụ vật tư nông nghiệp bao gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia, đã nhanh chóng đưa ứng dựng tiến lên khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đưa các loại giống cây trồng mới, lai tạo giống và mở rộng diện tích giống mới đã có tác động tích cực đối với việc tăng trưởng các loại cây trồng như : lúa, ngô, chè, cây ăn quả, rau, đậu… Kỹ thuật bón phân hữu cơ, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, những tiến bộ về bảo vệ thực vật, phòng chống và chữa bệnh cho gia súc được người dân trong huyện áp dụng nhanh chóng và hiệu quả cao. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho khâu này còn hạn hẹp, kém sự phối hợp giữa các tổ chức sản xuất nên hiệu quả chưa cao. Khả năng tiêu dùng của nông dân cũng có hạn do thu nhập còn thấp, chi phí giống cao, tập quán canh tác cũ làm hạn chế việc ứng dụng các giống mới vào sản suất nông nghiệp. Số lượng máy móc dùng cho sản xuất nông nghiệp còn chưa đáp ứng được cho sản xuất, công cụ sử dụng phần lớn là công cụ thủ công, khâu làm đất vẫn dựa vào sức kéo trâu bò nên năng suất và hiệu quả chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 46 -

2.2.2. Phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

* Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ là nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu , đời sống nông dân còn thấp. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đồng Hỷ đạt 13,5% trong đó sản xuất nông lâm nghiệp đạt 22,79% ; công nghiệp - xây dựng cơ bản 47,37% ; dịch vụ đạt 29,84%. Ngành trồng trọt của huyện đã phát huy được kết quả, phát triển nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường, sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng nông thôn, các chỉ tiêu cơ bản trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp qua các năm đều đạt kế hoạch. Tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện đã được triển khai và thực hiện khá tốt .

Từ năm 2000, huyện Đồng Hỷ đã triển khai áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn, chè an toàn...., trong huyện đã hình thành các vùng sản xuất theo hướng nông nghiệp an toàn, bước đầu đã sản xuất ra được các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái ở nhiều thôn xã được cải thiện tốt hơn trước. Trong đợt lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm của vùng sản xuất rau an toàn ở xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ đã cho kết quả là: Đối với cây cải bắp hàm lượng nitrat thấp hơn tiêu chuẩn (không quá 500mg/kg), hàm lượng của các kim loại nặng như Pb, As, Hg và các loại độc tố khác đều thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Dư lượng thuốc bảo về thực vật (BVTV), dư lượng phân vi sinh không vượt quá ngưỡng cho phép. Đối với cây cà chua: theo quy định tiêu chuẩn hàm lượng nitrat có trong một kg quả không vượt quá 300 mg, thực tế hàm lượng này chỉ có dưới 215 mg. Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu hầu như không có, do được hướng dẫn phun thuốc đúng quy định. Có thể khẳng định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 47 -

vùng sản xuất rau an toàn đã được đảm bảo về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế bền vững của huyện.

* Vấn đề nổi cộm trong môi trường nông nghiệp trong những năm qua là sâu bệnh đối với cây trồng, nhất là cây lương thực - nguồn sống chủ yếu của dân cư làm nông nghiệp của huyện. Sâu bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp trên cây lúa, cây ngô, cây chè. Vì vậy, đã làm gia tăng lượng sử dụng thuốc trừ sâu trên địa bàn và vấn đề sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn vẫn là nan giải.

* Việc phủ xanh đất trống, đồi trọc và trồng rừng trên địa bàn có chiều hướng tốt, đã làm cho độ che phủ rừng được nâng từ 50,5% (năm 2006) lên 51,5% (năm 2007)[23], nhiều giống loài mới đã được phát hiện có giá trị về mội trường sinh thái. Tuy vậy, hiện tượng cháy rừng và hoạt động phát nương làm rẫy của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào vùng cao đã làm suy giảm chất lượng tài nguyên và suy thoái môi trường sinh học.[12]

Những nguyên nhân gây suy thoái môi trường đất là

- Do quá trình tự nhiên: Xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất ở vùng núi có địa hình dốc, lũ lụt và ngập úng ở những khu vực thấp trũng.

- Do tác động trực tiếp từ hoạt động sản xuất của con người như tăng dân số, tình trạng đói nghèo, kĩ thuật canh tác không hợp lý, mất rừng, chăn thả gia súc, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản .... làm biến đổi các tính chất lý hoá học của đất và mất đất, làm đất giảm khả năng sản xuất, nhiều nơi phải bỏ hoang do không thể canh tác được

* Về sinh thái vệ sinh môi trường nông thôn: Chính quyền huyện đã thực hiện nhiều dự án nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, vệ sinh môi trường nông thôn được tốt hơn. Tuy nhiên, do đô thị hoá nông thôn diễn ra còn tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ nên phá vỡ sinh thái môi trường nông thôn. Phát triển các khu công nghiệp cùng với đô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 48 -

thị hoá nông thôn, thiếu quy hoạch, thiếu đồng bộ giữa xây dựng kiến trúc với cảnh quan sinh thái với vệ sinh môi trường. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch năm 2006 là 80%; năm 2007 là: 81%.Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: năm 2006 là: 65%; năm 2007 là: 68%[1].Nhìn chung, toàn huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới quốc gia có xu hướng giảm ( năm2006: 23,66% ; năm 2007: 21,16% và năm 2008: 18,66%). Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 2007 là 1.600 người.

2.2.3. Một số hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ

2.2.3.1. Đặc điểm của các hệ thống nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Đồng Hỷ thuộc vùng trung du miền núi, địa hình có tính xen kẽ giữa đồi núi với những khu ruộng nhỏ, đồi núi có nhiều độ cao và dốc khác nhau.Theo định nghĩa hệ thống nông nghiệp thì đây là sự phối hợp giữa cây, con nông nghiệp và cây lâm nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích hoặc trên cùng một nội dung canh tác. Như vậy, đặc điểm của Đồng Hỷ trong một hộ thường có 2 - 3 loại đất: Đất ruộng chuyên cây lúa, màu; Đất vườn đồi chuyên trồng cây lâu năm như chè, cây ăn quả xen cây lâm nghiệp; phần trên cao hoặc nơi có độ dốc lớn chủ yếu là trồng rừng hoặc rừng tự nhiên. Hơn thế nữa, do áp lực dân số ngày càng tăng, nhu cầu lương thực, thực phẩm ... cũng ngày càng tăng lên, người dân buộc phải định canh định cư và canh tác dựa vào diện tích đất đai của họ có, nên đã hình thành nhiều kiểu hệ thống nông nghiệp cố định khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội của từng vùng.

Với hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá là chuyên sản xuất ra một hoặc hai loại sản phẩm nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế cao hoặc phù hợp với sự phân công lao động xã hội. Một số vùng trong huyện như Văn Hán, Minh Lập, Sông Cầu, Hoà Bình ... do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 49 -

đặc điểm địa hình đất đai chủ yếu là đồi núi khí hậu phù hợp với phát triển cây chè đã hình thành nên những vùng chè tập trung và sản phẩm của nó được coi là hàng hoá chủ yếu. Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá có đặc điểm tạo ra được năng suất hiệu quả cao, dễ dàng tập trung sản phẩm, tạo điều kiện tốt cho thu mua và chế biến, dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, hệ này thường kém tính bền vững vì tính đa dạng thấp nên dễ phát sinh dịch bệnh sâu hại nguy hiểm và khó tiêu diệt, dễ làm cạn kiệt một loại dinh dưỡng nào đó trong đật mà cây trồng ưa thích và gây nên tình trạng căng thẳng về lao động vì tính thời vụ cao. Để khắc phục những nhược điểm đó và do yêu cầu tăng vụ nên người ta đã sử dụng một sô hệ thống nông nghiệp hỗn hợp. Đây là hệ thống sản xuất gồm nhiều loại sản phẩm, cả sản phẩm trồng trọt lẫn sản phẩm chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. Hệ thống này rất được chú trọng phát triểnbởi nó cho phép sử dụng một cách hợp lí nhất các nguồn tài nguyên và lực lượng lao động hiện có trong nông nghiệp. Nó cũng kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, làm cho hai ngành này cùng hỗ trợ nhau phát triển góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Có thể mô tả các mô hình nông hộ phổ biến ở huyện với mối tương tác của các hợp phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 50 -

Sơ đồ 2.1: Mô hình nông hộ phổ biến ở huyện Đồng Hỷ

Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ

Nếu xét trong một hệ nông nghiệp thì có mối quan hệ tương tác theo sơ đồ sau:

Rừng

Chè

Xen cây lâm nghiệp(keo)

Vườn Chè, cây ăn quả

Ao, ruộng lúa Đậu, ngô, sắn, rau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 51 -

Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ tƣơng tác giữa các hợp phần chủ yếu của mô hình nông hộ

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

(1): Giữ ẩm, phân xanh, nhiên liệu cơ bản (2): Bổ sung lá xanh

(3): Củi gỗ, thu nhập (4): Lao động

(9): Phân bón

(10): Thức ăn chăn nuôi

(5): Phân bón

(6): Thức ăn chăn nuôi (7): Thu nhập, thức ăn (8): Lao động vật tư (15): Thức ăn, thu nhập (16): Lao động vật tư Hộ RỪNG CHĂN NUÔI VƢỜN ĐỒI RUỘNG AO (1) (2) (3) (6) (5) (4) (7) (8) (10) (9) (11) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (12)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 52 - (11): Lương thực, thu nhập (12): Lao động vật tư (13): Thức ăn cho cá (14): Nước tưới (17): Thức ăn cho cá (18): Nước tưới (19): Lao động vật tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(20): Thu nhập, thức ăn, củi gỗ Qua sơ đồ trên cho thấy ruộng là hợp phần cung cấp lương thực chủ yếu cho hộ, còn thu tiền mặt (các sản phẩm hàng hoá) chủ yếu tạo bởi hợp phần vườn đồi và chăn nuôi, các hợp phần liên kết tương tác với nhau tạo điều kiện cho nhau phát triển.

2.2.3.2. Quy mô và cơ cấu các hệ thống nông nghiệp

Qua điều tra 225 hộ của huyện có các hệ cơ bản sau: - Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá

- Hệ thống trồng trọt chăn nuôi

- Hệ thống VAC - Hệ thống VACR

- Hệ thống nông lâm kết hợp

Trong 225 hộ có 208 hộ tham gia 1 hệ thống chiếm 92,44%, 17 hộ tham gia vào 2 hệ thống chiếm 7,56%, không có hộ nào sử dụng từ 3 hệ thống trở lên.

Qua bảng 2.7 ta thấy hệ thống có tỷ trọng thấp nhất trong hệ thống nông nghiệp ở Đồng Hỷ là các hệ thống VAC (3,7%), hệ thống VACR, hệ thống trồng trọt chăn nuôi. Hệ có tính phổ biến nhất là hệ thống nông lâm kết hợp (74,8%) và hệ có tiềm năng phát triển nhưng hiện nay quy mô còn chiếm tỷ trọng thấp là hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá (12,8%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 53 -

Bảng 2.7: Quy mô và cơ cấu các hệ thống nông nghiệp huyện Đồng Hỷ năm 2007 Các loại hệ thống nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Hệ thống trồng trọt chăn nuôi 11 4,5 6,94 8,2 2. Hệ thống nông lâm kết hợp 181 74,8 32,08 37,9 3. Hệ thống VAC 9 3,7 2,62 3,1 4. Hệ thống VACR 10 4,2 13,85 16,4 5. Hệ thống nông nghiệp CMH 31 12,8 29,16 34,4 Tổng 242 100 84,65 100

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua kết quả nêu trên tôi chọn 2 hệ thống cơ bản để khảo sát là: + Hệ thống nông lâm kết hợp

+ Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá

2.2.4. Khảo sát một số hệ thống nông nghiệp bền vững chính ở huyện Đồng Hỷ

2.2.4.1. Hệ thống nông lâm kết hợp

Ở Đồng Hỷ hệ thống chiếm tỷ trọng lớn nhất là hệ nông lâm kết hợp. Qua điều tra cho thấy quy mô hệ nông lâm kết hợp chiếm 74,8% số hộ và 37,9% tổng diện tích. Hệ nông lâm kết hợp được tạo bởi các công thức sau:

+ Lúa - Màu - Chăn nuôi- Rừng

+ Lúa - Chè - Cây ăn quả - Chăn nuôi- Rừng + Chè – Lúa - Màu - Chăn nuôi - Rừng

+ Lúa xuân - Mùa sớm - Cây vụ đông - Chăn nuôi- Rừng + Chăn nuôi - Rau - Màu - Lúa- Rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 54 -

Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu các công thức canh tác của hệ thống nông lâm kết hợp Công thức Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

+ Lúa - Màu - Chăn nuôi- Rừng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 52)