Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhận UTĐT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam.doc (Trang 28 - 33)

- CV Uỷ thác đầu tư

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhận UTĐT

3.1.Nhân tố khách quan

Hệ thống pháp luật

Bất cứ hoạt động kinh tế nào diễn ra trên thị trường đều phải tuân theo quy định của pháp luật.Yếu tố pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự trơn tru của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động Uỷ thác đầu tư nói riêng. Có thể nói yếu tố pháp luật là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Uỷ thác đầu tư vì nó mang tính bắt buộc và mang tính định hướng cho hoạt động Uỷ thác.Pháp luật chính là một trong những công cụ quản lý ở tầm vĩ mô của nhà nước.Bất cứ sự thay đổi nào của pháp luật cũng có những tác động đến hoạt động Uỷ thác, có thể giúp cho hoạt động Uỷ thác tiến hành thuận lợi hơn hoặc làm hạn chế phạm vi hoạt động của hoạt động Uỷ thác. Uỷ thác đầu tư là một nghiệp vụ mang tính trung gian, dựa chính vào sự tin tưởng giữa các bên, vì thế, sự hoàn chỉnh và cụ thể của pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi cho từng đối tượng tham gia.Yêu cầu tính pháp lý của hoạt động Uỷ thác đầu tư là khá chặt chẽ và phức tạp.Với một hệ thống các văn bản quy định đầy đủ sẽ gúp cho các bên tiến hành hoạt động Uỷ thác được thuận lợi và việc giải quyết các tranh chấp khiếu kiện cũng được xử lý tốt.Chính vì thế mà các công ty tài chính không phải nắm vững điều luật để áp dụng đúng đối với mỗi khách hàng và hơn thế nữa các công ty tài chính cũng cần cập nhật liên tục những văn bản có liên quan nhằm đánh giá và điều chỉnh hoạt động của công ty theo đúng pháp luật cũng như chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh theo đúng chính sách pháp luật.Đối với các nhà đầu tư thì việc nắm vững các quy định của pháp luật cũng là điều cần thiết vì điều đó sẽ giúp cho họ tránh được những hiểu nhầm trong việc quyết định sử dụng đồng vốn đầu tư của mình và cũng là việc tự bảo vệ mình.

Cạnh tranh trên thị trường

Nền kinh tế không phải là một thực thể ở dạng tĩnh mà nó luôn luôn biến đổi từng ngày từng giờ..Thị trường tài chính cũng như các thị trường khác là một thị trường đầy sôi động với những biến đổi liên tục hàng ngày tạo nên một thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực luôn luôn diễn ra không ngừng tạo nên sức ép lớn cho các công ty nói chung và cho PVFC nói riêng, buộc các công ty phải có chiến lược phát triển khônng ngừng để phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế cũng như tìm được chỗ đứng trên thị trường. Việc tìm hiểu và đánh giá chính xác đối thủ là một yếu tố sẽ tạo nên sự thành công chắc chắn hơn cho hoạt động Uỷ thác đầu tư tại các Công ty tài chính.

Hoạt động Uỷ thác đầu tư tuy xuất hiện trên thị trường chưa lâu nhưng là một hoạt động đầy tiềm năng cho tương lai.Chính vì thế mà hiện nay cũng có rất nhiều các tổ chức tín dụng cũng tham gia cung cấp dịch vụ này, cạnh tranh với PVFC.Hiện tại, không chỉ các Công ty tài chính mà các tổ chức tài chính khác như ngân hàng thương mại, công ty tín dụng thuê mua, Quỹ đầu tư và phát triển, các Quỹ đầu tư tương hỗ, cũng hướng sự chú ý đến hoạt động này nhất. Sự cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ trở nên ngày càng gay gắt hơn. Đây vừa là động lực vừa là những khó khăn để tự bản thân các công ty tài chính phải đổi mới và hoàn thiện hoạt động Uỷ thác của mình.

Sự biến động của thị trường tiền tệ

Bất cứ một hoạt động kinh tế nào trên thị trường đều có sự tương tác với thị trường kinh tế nói chung và thị trường tìên tệ nói riêng.Hoạt động Uỷ thác đầu tư cũng không nằm ngoài Uỷ thác đầu tư là hoạt động liên quan trực tiếp đến số lượng vốn đầu tư thu hút được trên thị trường.Kết quả của hoạt động Uỷ thác phần lớn vào số lượng vốn đầu tư thu hút được từ khách hàng. Do đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trở thành một tác nhân gián tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của hoạt động Uỷ thác.Nếu thị trường tiền tệ có diễn biến tốt, tuân theo quy luật phát triển bình

thường, điều này cũng có nghĩa là hoạt động Uỷ thác được diễn ra thuận lợi, và ngược lại Chính vì thế các Công ty tài chính khi tham gia nhận Uỷ thác cần phải cân đối về giá và phí dịch vụ để vừa đảm bảo được cạnh tranh, vừa thu được lợi nhuận tối ưu và vừa có khả năng xử lí kịp thời và chính xác khi thị trường tiền tệ không ổn định.

Tâm lý của người Uỷ thác đầu tư

Khi thu nhập của dân cư tăng cao, ngoài chi phí cho sinh hoạt đời sống hàng ngày thì họ còn dư một số tiền nhàn rỗi.Những nguồn vốn nhàn rỗi này trong dân cư là khá nhiều và họ thường dùng để đầu tư.Có nhiều hình thức đầu tư như gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay cho vay hoặc tự mình đầu tư.Ngoại trừ những thành phần tự mình đầu tư, số còn lại chiếm đa số là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ thường gửi tiết kiệm hoặc chọn các hình thức gửi vốn đầu tư vào các công ty tài chính để họ thay mình đầu tư. Điều này khiến các Công ty tài chính nhanh chóng phát sinh ra một nghiệp vụ mới - Uỷ thác đầu tư, để có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào này. Tuy nhiên tâm lý những người Uỷ thác rất khó nắm bắt và thuyết phục .Điều này tạo ra sự không ổn định trong lượng vốn huy động và nó có ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của công ty tài chính.Việc lượng vốn huy động được không ổn định sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định đầu tư của công ty, làm cho công ty rơi vào tình trạng bị động.

Cần phải đánh giá đúng nhân tố này và có những biện pháp gây dựng uy tín mới có thể thu hút khách hàng được từ đó hoạt động Uỷ thác mới đứng vững là phát triển được.

3.2.Các nhân tố chủ quan

Mục tiêu và chiến lược phát triển của Công ty tài chính

Bất cứ công ty nào muốn hoạt động tốt và lâu dài thì phải có mục tiêu phát triển rõ ràng.Mục tiêu này phải được xuyên suốt trong quá trình hoạt động và nó như là kim chỉ nam cho mọi bước đi của công ty.Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty luôn phải có sự thống nhất.Điều này sẽ tạo nên uy tín cho công ty.Riêng đối với hoạt động Uỷ thác đầu tư thì uy tín luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của hoạt động vì hoạt động này tồn tại được dựa trên sự tin tưởng của khách hàng. Để đem lại uy tín trên thị trường thì Công ty tài chính luôn cần có một mục tiêu và chiến lược phát triển cụ thể cho riêng nghiệp vụ này cũng như chiến lược lâu dài cho công ty tài chính.Với một mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ tạo được niềm tin nơi khách hàng.

Chất lượng bộ phận nhân sự

Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của một tổ chức.Một công ty hoạt động hiệu quả ngoài việc áp dụng những công nghệ hiện đại còn có một phần đóng góp rất lớn của nguồn nhân lực.Nhất là trong lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể đủ sức đưa ra những quyết định sáng suốt trong hoạt động đầu tư vì bất cứ một quýêt định không chính xác nào cũng có thể phải trả giá rất lớn.Hoạt động Uỷ thác đầu tư là một nghiệp vụ mang đòi hỏi phải có sự cân nhắc tính toán rất chính xác.Đầu tư chính xác không chỉ mang lại lợi nhuận cho bản thân công ty mà còn mang lại lợi nhuận cho khách hàng.Và càng nhiều hợp đồng đầu tư thành công sẽ làm cho khách hàng thêm tin tưởng, nâng cao uy tín của công ty.Vì vậy, sự thành công của hoạt động Uỷ thác đầu tư chính là tổng hợp sự thành công của từng nhân viên trong nghiệp vụ này. Quá trình nhận Uỷ thác đầu tư đòi hỏi nhân viên không chỉ có chuyên môn đánh giá thẩm định, lựa chọn và quản lý tốt các cơ hội đầu tư có tiềm năng để tạo ra uy tín cho công ty mà cần phải có sự nhạy bén linh hoạt, sáng tạo và thích nghi được với xu hướng diễn biến của thị trường, sự cập nhật những thay đổi của chính sách và tiến bộ kỹ thuật cũng như thị hiếu của khách hàng.

Vì thế, bộ phận nhân sự có chất lượng không những chỉ mang lại lợi nhuận đơn thuần từ những giao dịch kinh tế trên thị trường mà còn mang lại uy tín cho công ty, giúp công ty ngày càng lớn mạnh

Chất lượng đánh giá và thẩm định dự án

Công tác thẩm định dự án chính là việc kiểm tra, đánh giá lại mức độ hợp lý, tính hiệu quả tính khả thi của dự án mà công ty tài chính dự định đầu tư. Việc tiến hành rà soát này cần tiến hành một cách có hệ thống, toàn diện, khoa học và khách quan vì nếu chỉ cần một đánh giá sai có thể sẽ gây thiệt hại cho công ty về mặt tài chính không những thế đánh mất sự tín nhiệm từ khách hàng, ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Khó khăn mà các công ty tài chính thường gặp phải trong quá trình thẩm định dự án là số lượng người tham gia tương đối nhiều do cần nguồn thu nhập và xử lý dữ liệu đầu vào lớn đồng thời nhân viên phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Là một công ty tài chính, hoạt động đầu tư của PVFC không phải là đầu tư trực tiếp mà là đầu tư tài chính vào các dự án- tức là công ty chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp vốn cho dự án.Vì vậy việc kiểm tra, thẩm định hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư là yêu cầu hàng đầu của công ty.Hiện nay, tại PVFC việc tiến hành thẩm định các dự án đầu tư cũng như nhận Uỷ thác đầu tư cũng chưa được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, phòng thẩm định độc lập mới thành lập được 3 năm ( từ năm 2005) và đang ngày càng hoàn thiện

Hoạt động marketing

Không có một dịch vụ nào muốn nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mà không cần đến hoạt động marketing. Đặc biệt với Uỷ thác đầu tư thì marketing đóng vai trò đặc biệt hơn vì Uỷ thác đầu tư không phải là một sản phẩm thông thường mà nó mang tính chất của dịch vụ, hơn nữa nó trong lĩnh vực đầu tư nên cũng mang tính chất như sản phẩm đầu tư, đó là thời hạn đầu tư kéo dài.Muốn biết được kết quả đầu tư có chính xác không thì không thể chỉ trong thời gian ngắn có thể xác định được.Vì thế hoạt động Marketing là nhân tố quan trọng để giúp cho các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về hoạt động Uỷ thác đầu tư và cũng chỉ thông qua hoạt động Marketing mới có thể nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty cũng như thu hút được sự chú ý của mọi đối tượng khách hàng nhiều hơn.Hoạt động Marketing bao

gồm những cả việc nghiên cứu đánh giá thị trường, thị phần chiếm lĩnh của công ty trên thị trường, thị trường mục tiêu, những lợi thế của sản phẩm dịch vụ của mình, các đối thủ cạnh tranh của công ty…. để từ đó đặt ra những chiến lược quảng bá hình ảnh cho phù hợp cũng như tìm ra hướng phát triển cho dịch vụ Uỷ thác đầu tư của công ty mình. Ngoài ra cũng cần quan sát đánh giá xem đối thủ cạnh tranh của mình có những lợi thế gì và đâu là điểm bất lợi, những nhược điểm còn tồn tại trong Công ty tài chính.

Với hàng loạt các hoạt động quảng bá, Marketing tại các đợt Hội chợ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, tổ chức hội thảo tại các đơn vị trong và ngoài ngành Dầu khí, giới thiệu sản phẩm dịch vụ UTĐT thông qua tờ rơi, mạng nội bộ, Website PVFC, báo, tạp chí chuyên ngành và đặc biệt việc mở ra chuyên mục “Cơ hội đầu tư cùng PVFC” được cập nhật thường xuyên trên Website và hơn hết là uy tín của PVFC khi lần lượt cung cấp cho các khách hàng UTĐT cá nhân và tổ chức các cơ hội đầu tư tốt với giá uỷ thác thấp hơn giá trúng thầu bình quân trên thị trường … PVFC đã thực sự chiếm được niềm tin của khách hàng và xác định được vị thế trên thị trường TC Việt Nam trong hoạt động nhận UTĐT.

Như vậy, hoạt động Uỷ thác đầu tư tại các Công ty tài chính phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và nhân tố nào cũng có tầm ảnh hưởng nhất định tới kết quả và hiệu quả của hoạt động này. Ngoài ra chính cấu trúc và hoạt động của mỗi một công ty tài chính lại khác nhau. Điều này cũng là yếu tố khiến mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau.

4.Thực trạng tình hình nhận Uỷ thác đầu tư tại PVFC 4.1.Thực trạng cơ cấu vốn UTĐT tại PVFC

Theo quy định về đảm bảo an toàn của Ngân hàng nhà nước, các công ty tài chính không được sử dụng quá 40% vốn điều lệ vào hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, sau 7 năm phát triển, nguồn vốn đầu tư huy động từ hoạt động Uỷ thác đầu tư đang dần chiếm tỉ trọng chính trong cơ cấu nguồn vốn của PVFC và được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tính đến 31/12/2006 Tính đến 31/12/2007 % tăng giảm 2007 so với 2006 Tính đến 17/3/2008 Tính đến 31/08/2008 1. Tiền gửi 1.809.948 11.759.205 549,7% 5.685.269 659.964 - Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác 1.513.614 11.615.643 667,4% 5.555.101 384.952 - Tiền gửi có kỳ

hạn và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, Tiền gửi khác 296.334 143.562 (51,5%) 130.168 275.012 2. Tiền vay 14.264.535 28.565.612 100,3% 29.199.608 33.910.370 - Vay của các TCTD khác 3.131.032 2.370.940 (24,3%) 1.408.100 4.049.900 - Vốn nhận tài trợ,

ủy thác đầu tư 8.118.879 18.140.253 123,4% 23.000.230 29.660.470

- Vay khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.014.624 8.054.419 167,2% 4.791.278 200.000

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam.doc (Trang 28 - 33)