BẢNG 5:VỐN GÓP VÀ CƠ CẤU VỐN CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI PVFC GIAI ĐOẠN 2006 –

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam.doc (Trang 37 - 44)

- CV Uỷ thác đầu tư

3. Phát hành giấy

BẢNG 5:VỐN GÓP VÀ CƠ CẤU VỐN CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI PVFC GIAI ĐOẠN 2006 –

Đơn vị:tỷ đồng,%

STT Lĩnh vực đầu tư Vốn tự có Vốn uỷ thác Tổng VĐT 1 Dầu khí,năng lượng,khoáng

sản 119.763 896.184 1015.947

2 Phục vụ trực tiếp 39.4 239.844 279.244

3 Dịch vụ du lịch cao cấp 36.652 134.265 170.917

4 Đầu tư và KD khu đô thị

mới,khu CN,VP cho thuê 183.865 446.290 630.155

5 Tài chính,ngân hàng - 5 5

6 Kinh tế biển - 156.809 156.809

7 Các ngành CN &Dv khác 163.456 361.491 479.947

TỔNG CỘNG 543.136 2239.883 2738.019

(Nguồn: công ty Tài chính Dầu khí) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư của công ty lấy từ nguồn vốn Uỷ thác.Nguồn vốn Uỷ thác gấp khoảng 4 lần nguồn vốn tự có. Điều này cho thấy vốn Uỷ thác là nguồn vốn thực sự quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược đầu tư của công ty.Nguồn vốn Uỷ thác là nguồn vốn đầu tư chủ yếu, là nguồn lực mạnh để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có sự cạnh tranh cao như : dầu khí năng lượng, dịch vụ du lịch, kinh tế biển…. Khi đầu tư vào các lĩnh vực này, nguồn vốn Uỷ thác thường hơn nguồn vốn tự có gấp 7.5 lần (đầu tư vào lĩnh vực dầu khí năng lượng), 3.6 lần ( trong lĩnh vực dịch vụ du lịch)…..Trong các lĩnh đầu tư thì lĩnh vực dầu khí năng lượng là chiếm tỉ trọng đầu tư nhiều nhất do đây là thế mạnh của công ty.Với thế mạnh là công ty thành viên của Petro Việt Nam nên PVFC có nhiều lợi thế trong việc đầu tư vào lĩnh vực dầu khí năng lượng, vì thế nên nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này chiếm đa số ( tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 1015.947 tỉ đồng, chiếm một nửa so với tổng vốn đầu tư của công ty)

Hơn nữa trong bảng trên ta có thể thấy rõ cơ cấu các nguồn Uỷ thác đầu tư, chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là vốn Uỷ thác từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam . Xu hướng vốn Uỷ thác từ tập đoàn đã giảm dần xuống, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc giảm đi sự phụ thuộc vào vốn đầu tư từ tập đoàn vì vốn điều lệ của công ty luôn có chiến lược tăng dần trong các năm điều đó đồng nghĩa với việc 40% vốn điều lệ dành cho đầu tư cũng tăng lên. Cụ thể năm 2005, tỉ trọng vốn đầu tư từ vốn điều lệ chiếm gần 8% thì năm 2006 đã là 16.62% và tiếp tục tăng trong năm 2007 là

27.27%. Có thể thấy sự biến động về nguồn vốn Uỷ thác đầu tư của PVFC đều nằm trong tầm kiểm soát của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .

Doanh thu hoạt động đầu tư từ vốn Uỷ thác đem lại cũng tăng lên tỉ lệ thuận với sự tăng lên về quy mô vốn thu hút được từ hoạt động Uỷ thác đầu tư. Chiều hướng tăng lên này cho thấy dịch vụ chiến lược mà PVFC đã chọn là hoàn toàn có cơ sở và hoạt động đầu tư từ vốn Uỷ thác là đầu tư có hiệu quả.

Doanh thu năm 2005 thu về từ hoạt động Uỷ thác đầu tư mới chỉ hơn 2000 tỉ thì năm 2006, con số này đã tăng lên hơn 2 lần, và đến năm 2007 thì tăng gấp 4 lần so với năm 2005. Đây là sự tăng lên khá ấn tượng với một dịch vụ còn mới mẻ ở Việt Nam .

Biểu đồ 2:DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬN UTĐT TẠI PVFC

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: công ty Tài chính Dầu khí)

Doanh thu mà PVFC thu được từ hoạt động Uỷ thác đầu tư bao gồm phí Uỷ thác đầu tư và phần lãi trả chậm.

Năm 2008 là một năm đầy khó khăn cho hoạt động đầu tư tài chính của PVFC cũng như của khách hàng Uỷ thác đầu tư.Thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế sụt giảm đã khiến nhiều sản phẩm Uỷ thác đầu tư có trả chậm của PVFC phải đối mặt với nguy cơ khách hàng từ bỏ Hợp động Uỷ thác đầu tư, PVFC không có khả năng thu hồi vốn và phí Ủy thác đầu tư trả chậm. Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ định hướng thu hẹp sản phẩm Ủy thác đầu tư cá nhân, đẩy mạnh hoạt động sản phẩm nhận Ủy thác đầu tư với tổ chức thì một nhiệm vụ quan trọng khác mà Phòng phải thực hiện đó là xây dựng các phương án xử lý đối với các Hợp đồng Uỷ thác đầu tư để nâng cao khả năng thu hồi vốn và phí Uỷ thác đầu tư trả chậm cho PVFC. Với những nỗ lực của nhóm Hợp đồng Uỷ thác đầu tư, năm 2008 Phòng Uỷ thác đầu tư cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan như sau:

- Xử lý các sản phẩm Ủy thác đầu tư nhằm thu hồi hoặc tăng khả năng thu hồi vốn và phí Ủy thác đầu tư trả chậm thông qua hàng loạt các nghiệp vụ: thanh lý, Uỷ quyền bán, gia hạn thời hạn trả phí trả chậm, chuyển quyền đầu tư trực tiếp, thực hiện quyền mua cổ phần phát hành tăng vốn, gia hạn thời hạn Ủy thác đầu

- Thu hẹp sản phẩm nhận Uỷ thác đầu tư cá nhân, phát triển sản phẩm nhận Ủy thác đầu tư với tổ chức.

Số liệu cụ thể như sau:

BẢNG 6: TÌNH HÌNH NHẬN UTĐT TẠI PVFC 2007- 2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Số dư đến 31/12/2007 31/11/2008Số dư đến Giá trị vốn UTĐT giảm Vốn UTĐT trả chậm thu hồi Giá trị UTĐT Giá trị trả chậm Giá trị UTĐT Giá trị trả chậm I Nhận UTĐT cá nhân 2.247,9 1.164,2 1.527,5 862,9 720,4 301,3 II Nhận UTĐT tổ chức 262,4 99,9 489 329,7 2.510,3 1.264,1 2.026,4 1.192,7

(Nguồn: công ty Tài chính Dầu khí)

5.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành công đã đạt được, PVFC cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như:

-Hạn chế trong danh mục đầu tư và đối tượng khách hàng.

Các hoạt động đầu tư mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực trong ngành dầu khí và khác hàng cũng chỉ là cán bộ công nhân viên trong ngành.Có thể nói dầu khí là một trong nhưng ngành quan trọng của nền kinh tế nên các lĩnh vực để đầu tư xung quanh ngành này tương đối nhiều, đồng nghĩa với việc danh mục cho hoạt động đầu tư cũng khá phong phú.Tuy nhiên, đây không phải là hướng đi lâu dài vì như vậy việc đầu tư phụ thuộc nhiều vào sự biến động xung quanh.Nếu đa dạng hoá trong danh mục đầu tư có thể hạn chế được rủi ro và tăng lợi nhuận cho công ty.

- Lĩnh vực nhận uỷ thác đầu tư còn hạn chế

Trong phần thực trạng hoạt động nhận uỷ thác đầu tư tại PVFC ta đã thấy rằng, PVFC chủ yếu nhận vốn uỷ thác trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí, là lĩnh vực trong ngành với công ty mẹ là Tổng công ty dầu khí Việt Nam.Chính vì thế, lĩnh vực nhận uỷ thác đầu tư của PVFC còn hạn chế, chưa mở rộng thị trường.

- Sản phẩm nhận uỷ thác đầu tư của PVFC chưa được triển khai hết và đầy đủ.

PVFC hiện tại mới tung ra 6 sản phẩm nhận uỷ thác đầu tư với ba hình thức: nhận UTĐT trước đấu giá (IPO), nhận UTĐT sau khi PVFC sở hữu khoản đầu tư, nhận UTĐT kinh doanh theo danh mục.Tuy nhiên, mới chỉ có sản phẩm nhận UTĐT trước đấu giá là được khách hàng đánh giá cao.Đây là một thuận lợi cho PVFC nhưng đồng thời cũng cho thấy yếu điểm trong việc hoàn thiện các sản phẩm nhận uỷ thác của PVFC và công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để có thể hoàn thiện các sản phẩm của mình.

- Việc đầu tư cho việc quảng bá các hoạt động đầu tư của công ty tuy đã có bước phát triển song vẫn chưa theo kịp được so với sự phát triển của nhu cầu thị trường.Chính điều này làm cho hoạt động đầu tư chưa có tính năng động.

Mặc dù nền kinh tế tăng trưởng cao trong năm 2007 nhưng lạm phát cũng ở mức rất cao (trên 12%) đã làm giảm đáng kể niềm tin của các nhà đầu tư và người dân. Cùng với việc giá nhiên liệu liên tục tăng cao đã làm tăng thêm áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Kết quả là sản xuất và chi tiêu trong nước có nguy cơ giảm và tín dụng cũng giảm theo.

Bên cạnh đó, lãi suất VNĐ và USD hiện cũng không ổn định khiến các ngân hàng nói chung và PVFC nói riêng sẽ phải có các chính sách thay đổi linh hoạt để đảm bảo huy động được nguồn vốn cần thiết trong khi vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng khốc liệt đòi hỏi mọi tổ chức phải có các chính sách phù hợp, linh hoạt về sản phẩm, lãi suất cũng như phải không ngừng đổi mới từ hoạt động kinh doanh đến quản lý điều hành.

Nguyên nhân khách quan

Do những quy định về phân cấp đầu tư của Tập đoàn dầu khí Việt Nam , PVFC bị hạn chế về quy mô và ngành nghề đầu tư, việc đầu tư vào các ngành khác chỉ được tham gia các dự án vừa và nhỏ, khả năng mở rộng đầu tư ra các ngành khác vô cùng hạn chế. Vì thế chưa thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và số lượng khách hàng trong các lĩnh vực khác.

Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước đối với các tổ chức tài chính và một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập như PVFC còn chưa rõ ràng và chống chéo. Đây là rào cản lớn đối với việc mở rộng các dịch vụ Uỷ thác đầu tư, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư ở từng lĩnh vực cũng như sự thiếu rõ ràng trong quy chế tổ chức, hoạt động của PVFC. Mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong chính các điều khoản quy định trong luật mà còn xuất hiện khi tuỳ từng khía cạnh áp dụng điều luật nào đối với. Ví dụ như đầu tư và thị trường chứng khoán sẽ phải tuân theo Luật chứng khoán, tuy nhiên là một doanh nghiệp nhà nước, PVFC còn phải áp dụng cả Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư,... điều này làm cho hoạt động đầu tư vào chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lý lo lắng cho các nhà Uỷ thác. Tuy đã xuất hiện hoạt động Uỷ thác này được 5 năm, tuy nhiên vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn hoặc quy định các cụ thể vấn đề này. Độ trễ của pháp luật so với sự phát triển của hoạt động Uỷ thác đầu tư khiến PVFC gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, hạn chế và làm chậm sự phát triển của dịch vụ này khi vừa phải đi vừa phải lựa chọn đường.

Nguyên nhân chủ quan

Những hạn chế về nhân sự, sự bó hẹp về lĩnh vực đầu tư hay hoạt động marketing xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan khác nhau nhưng nguyên nhân chính số lượng cán bộ triển khai nghiệp vụ Uỷ thác đầu tư ít, chất lượng cán bộ thì chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu công việc do số cán bộ đã được tập huấn hay điều chuyển công tác khác hoặc một cán bộ được giao kiêm nhiệm nhiều nghiệp vụ,... do vậy không có điều kiện nâng cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của mình. Điều này khiến cho số lượng nhân viên liên quan đến hoạt động này luôn trong tình trạng khá khiêm tốn. Nhân tố này ảnh hưởng cũng hạn chế khả năng mở rộng hoạt động Uỷ thác đầu tư theo chiều rộng, nói cách khác, việc kéo dài danh mục đầu tư và danh sách khách hàng trong các lĩnh vực khác không phải dầu khí là chưa thể thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc quảng bá rộng. Việc hạn chế về nhân

sự triển khai hoạt động marketing cũng như do hiện tại, hoạt động Uỷ thác mới tiến hành nội bộ trong ngành dầu khí nên hoạt động marketing chưa được mở rộng và chưa thực sự được sự quan tâm trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, phần mềm Uỷ thác chưa được hoàn thiện chủ yếu vì xây dựng theo phương thức vừa làm vừa sửa nên còn phức tạp với cán bộ Uỷ thác cũng như mục đích quản lý hoạt động Uỷ thác đầu tư, chưa thực sự là công cụ có thể làm giảm gánh nặng một số nghiệp vụ trong quy trình Uỷ thác đầu tư. Một lý do khác khiến hệ thống phần mềm này chưa hoàn tất vì khối lượng công việc nhiều, cán bộ xây dựng phần mềm của trung tâm thông tin và công nghệ lại thiếu và phải đảm trách việc xây dựng phần mềm của nhiều nhiệm vụ khác nên các yêu cầu đối với phần mềm Uỷ thác đầu tư tới nay vẫn chưa thoả mãn được yêu cầu.

Cuối cùng, quy trình Uỷ thác đầu tư tuy được sửa đổi bổ sung, cụ thể hoá các bước tiến hành trong hoạt động nhận Uỷ thác tuy nhiên các bước này liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau và quy trình thực hiện hoạt động Uỷ thác đầu tư thường kéo dài, nên không tránh khỏi chậm trễ khi tiến hành một hoạt động Uỷ thác nói riêng và cả quá trình nhận Uỷ thác nói chung. Điều này xảy ra khi ngừng trệ ở 1 bộ phận hay thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan tới quá trình Uỷ thác sẽ là nguyên nhân của việc chậm trễ này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam.doc (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w