Phân tích thu nhập chi phí và các chỉ số tài chính cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin.doc (Trang 27 - 30)

Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, công việc tiếp theo của người soạn thảo là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Để xác định các chỉ tiêu này, người lập dự án sẽ tiến hành công việc theo trình tự đó là : dự tính doanh thu và chi phí trong từng năm hoặc từng thời kỳ của dự án, sau đó xác định dòng tiền hàng năm để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như IRR, NPV, T…

- Doanh thu của dự án được tính toán trên cơ sở sản phẩm của dự án. Thông thường các sản phẩm của dự án được lập tại Vinashin motor chủ yếu là các sản phẩm sản xuất ra để phục vụ mục đích kinh doanh và phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Do đó, doanh thu của dự án đều được tính toán trên cơ sở số lượng hàng hóa sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm.

- Chi phí hàng năm của dự án được tính toán gồm rất nhiều các khoản mục tùy thuộc vào từng dự án cụ thể. Nhưng thông thường bao gồm các khoản như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí điện, nước; các khoản chi phí tài chính, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung…..

Trên cơ sở dự kiến doanh thu và chi phí, cán bộ lập dự án sẽ tiến hành tính toán lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của dự án.

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí ( không bao gồm khấu hao và lãi vay) Thuế TNDN = LNTT * 28%

Lợi nhuận sau thuế = LNTT – Thuế TNDN

Xác định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án.

Sau khi tính toán các khoản mục doanh thu và chi phí của dự án, cán bộ lập dự án tiến hành cân đối thu chi và tính toán dòng tiền của dự án. Việc xác định dòng tiền của dự án được tiến hành bởi phần mềm Excel và xác định theo lợi nhuận sau thuế tính ở phần trên. Còn hệ số chiết khấu được xác định như sau: do các dự án của Công ty vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàng và huy động thương mại. Do đó, hệ số chiết khấu được xác định là mức lãi suất bình quân của các nguồn trên.

Trên cơ sở dòng tiền và hệ số chiết khấu người lập dự án sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính. Các chỉ tiêu thường được sử dụng như NPV, IRR, T ( thời gian thu hồi vốn đầu tư). Từ đó, loại bỏ các dự án có NPV<0, IRR< r giới hạn….

Trên thực tế, nội dung phân tích khía cạnh tài chính các dự án của Công ty cũng đã tiến hành tương đối đầy đủ, thực hiện theo đúng trình tự. Các nội dung phân tích tương đối chi tiết và logic đáp ứng nhu cầu thực hiện của dự án.

1.3.3.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội.

Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước và các định

chế tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế nội dung này không được cán bộ lập dự án tại Công ty nghiên tập trung nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng. Mà trong hầu hết các dự án được lập, nội dung này thường chỉ được nghiên cứu sơ bộ thông qua: tạo việc làm cho người lao động, tạo khoản nộp cho ngân sách Nhà nước….Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ, phụ tùng xe máy” thì khía cạnh kinh tế xã hội chỉ được đề cập như sau:

* Tổng thu nộp ngân sách giai đoạn 2008-2012:

Thuế GTGT: 74.000.000.000 đồng. Thuế TNDN: 25.000.000.000 đồng

Tổng nộp ngân sách giai đoạn này là: gần 100.000.000.000 đồng

* Ngoài việc tạo số thu nộp ngân sách cho Nhà nước, nhà máy còn tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương cùng với việc phát triển các ngành nghề phụ theo phản ứng dây chuyền, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

* Phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.

Một trong những điểm yếu của công ty trong khi phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đó là chưa chỉ ra được các tác động về mặt kinh tế của dự án đầu tư như giá trị gia tăng thuần (NAV), giá trị hiện tại ròng kinh tế NPV(E), tỷ số lợi ích- chi phí….

1.3.3.5. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự.

Trong nội dung này, cán bộ lập dự án chỉ nghiên cứu vấn đề dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án chứ chưa đi vào phân tích sâu, cụ thể. Nội dung chủ yếu bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy, kế hoạch nguồn nhân lực, định mức tiền lương cho người lao động, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân công. Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” việc sử dụng nhân lực, định mức tiền lương được thể hiện qua bảng sau:

Bảng sử dụng nhân lực và định mức tiền lương

Đơn vị:đồng

1 Giám đốc 01 5.000.000

2 Phó giám đốc 02 4.500.000

3 Quản đốc phân xưởng 03 3.600.000

4 Phòng KH-KD 10 3.000.000

5 Phòng KT-KCS 04 3.000.000

6 Phòng KT-TC 03 3.000.000

7 Nhân viên khác 03 2.000.000

8 Công nhân sản xuất chính 15 2.500.000

Tổng định biên 41

Tổng lương 119.300.000

Tổng lương và các chế độ khác(120%lương) 143.160.000

1.4. Minh họa công tác lập dự án tại Công ty Vinashin Motor qua Dự án “ xây dựng công trình nhà máy Motor qua Dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin.doc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w