Câu 83. Năng lượng của nguyên tử hiđrô khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n được xác định bởi công thức: 20
n E
En =− eV. Nếu nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích ứng với mức năng lượng N thì số bức xạ nó có thể phát ra và bước sóng dài nhất của các bức xạ đó lần lượt là
A. 6 bức xạ; 1,8789 μm. B. 1 bức xạ; 0,09743 μm.
C. 6 bức xạ; 0,1879 μm. D. 3 bức xạ; 0,6576 μm.
Câu 84. Lần lượt chiếu vào catôt của một tế bào quang điện các chùm ánh sáng đơn sắc có tần số ƒ, 2ƒ thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron tương ứng là v, 2v. Nếu dùng chùm sáng có tần số 3ƒ thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron là
A. 7 v. B. 10 v. C. 3v. D. 5 v.
Câu 85. Một phôtôn có năng lượng ε’ bay qua hai nguyên tử đang ở mức kích thích. Sau đó ngoài phôtôn ε’ còn có thêm 2 phôtôn ε1 và ε2 đi ra. Phôtôn ε2 bay ngược hướng với phôtôn ε’. Sóng điện từ ứng với phôtôn ε1 ngược pha với sóng điện từ ứng với phôtôn ε’. Phôtôn nào được phát xạ do cảm ứng?
A. không có phôtôn nào. B. cả hai phôtôn ε1 và ε2.
C. phôtôn ε1. D. phôtôn ε2.
Câu 86. Một kim loại có công thoát êlectron ra khỏi kim loại đó là 2,2 eV. Chiếu vào bề mặt tấm kim loại đó các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,662 μm, λ2 = 0,577 μm, λ3 = 0,546 μm và λ4
= 0,491 μm. Các bức xạ có thể gây ra được hiện tượng quang điện đối với kim loại này là
A. chỉ bức xạ λ4. B. cả bốn bức xạ trên.
C. λ2, λ3 và λ4. D. λ3 và λ4.
Câu 87. Chọn phát biểu sai khi nói về laze?
A. Nguyên tắc hoạt động của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.
B. Trong laze rubi có sự biến đổi điện năng thành quang năng.