Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 74 - 83)

1 Thịt trâu hơi Tấn 204 171 190 10,82 2 Thịt bò hơi Tấn 196 214 250 15,72 3 Thịt lợn hơi Tấn 1600 3.696 4.250 28,50 4 Thịt gia cầm Tấn 387 433 493 14,52

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ) * Chăn nuôi trâu, bò:

Những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần do tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu

quả chăn nuôi trâu không cao. Năm 2008, toàn huyện có 13.017 con, bình quân giai đoạn 2004 – 2008 tổng đàn trâu giảm 6,5%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2008 đạt 190 tấn, tăng bình quân 10,82% giai đoạn 2004 – 2008.

Đàn bò cũng được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng bình quân 15,72%/năm, năm 2008 đạt 250 tấn, tăng gấp 1,27 lần so với năm 2004.

* Chăn nuôi gia cầm:

Chăn nuôi gia cầm của huyện nhìn chung phát triển khá. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir… Năm 2008, tổng đàn gia cầm đạt 505.961 con. Năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm, chăn nuôi gia cầm của huyện chịu thiệt hại lớn. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh và khắc phục nên những năm gần đây chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.

2.2.2.3. Dịch vụ nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất, hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng khá. Giai đoạn 2004 – 2008, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 8%/năm. Kết quả một số hoạt động dịch vụ cụ thể như sau:

- Dịch vụ làm đất: Do tình trạng ruộng đất manh mún còn phổ biến nên việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất còn rất thấp. Năm 2008, với chỉ có khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng được thực hiện dịch vụ làm đất, còn

lại là do bà con nông dân tự làm. Giá trị sản xuất của dịch vụ làm đất mới chỉ chiếm khoảng 20% trong giá trị sản xuất ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại giống cây, con trên địa bàn huyện được đảm bảo.

- Dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa: Do hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thủy lợi, điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, nên việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu thông qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong huyện.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn luôn được cấp chính quyền quan tâm, đây được coi là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đều thành lập các tổ khuyến nông cơ sở. Hoạt động khuyến nông cơ sở những năm qua đã đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp – nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khuyến nông cơ sở đã bộc lộ một số khó khăn như: khối lượng công việc quá nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quá thiếu, mức phụ cấp không còn phù hợp… đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông.

- Công tác bảo vệ thực vật được duy trì thường xuyên, kịp thời, nhất là công tác dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, mở rộng áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… nên tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh, chuột hàng năm đều ở mức thấp.

- Công tác thú y: Trong thời gian qua, công tác thú y luôn được các cấp, các ngành, hộ nông dân quan tâm, nhất là công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bước đầu đã có hiệu quả. Nhìn chung, công tác thú y trong những năm qua được thực hiện khá tốt, do vậy không có dịch bệnh lớn xảy ra, chỉ xuất hiện cục bộ ở một số thôn và đã được dập tắt kịp thời.

* Đánh giá chung: Sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng và đang dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích . Những sản phẩm hàng hóa Đồng Hỷ có thế mạnh trong sản xuất là chè , rau, chăn nuôi lợn, gia cầm.

Tuy nhiên, nông nghiệp Đồng Hỷ còn chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực, khối lượng sản phẩm còn ít, sản phẩm chưa có thương hiệu riêng, chất lượng và sức cạnh tranh không cao. Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ…. đó là những hạn chế lớn cần được khắc phục trong quá trình phát triển nông nghiệp trong những năm tới.

2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất

2.2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp

* Tình hình phát triển các Tổ hợp tác:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 05 tổ hợp tác đang hoạt động

+ Một tổ hợp tác thuộc xã Khe Mo (liên xóm) hoạt động theo hình thức câu lạc bộ khuyến nông. Nội dung hoạt động chủ yếu là dự tính, dự báo sâu bệnh, thực hiện các chương trình ô mẫu chuyển giao KHKT. Tổng số 64 hộ

gia đình tham gia, số lao động trực tiếp trong tổ là 120 người (khi mới thành lập). Hiện nay, số tổ viên giảm chỉ có 41 người (80 lao động). Hướng hoạt động của câu lạc bộ: giữ nguyên mô hình hoạt động vì chưa có nhu cầu phát triển thành HTX.

+ Một tổ hợp tác nghèo thuộc xã Cây Thị, đây là mô hình thử nghiệm của Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ xây dựng từ năm 2001. Nội dung hoạt động chủ yếu là chuyển giao KHKT, vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện một số ô mẫu về trồng trọt và chăn nuôi. Tổng số tổ viên 50 hộ. Hướng phát triển của tổ: Tiếp tục giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa nghèo.

+ Hai tổ hợp tác do tổ chức Plan hỗ trợ xây dựng từ năm 2006: 01 tổ hợp tác chè an toàn thuộc xã Minh Lập với 69 hộ gia đình tham gia. Nội dung hoạt động chủ yếu trong tổ hợp tác là các tổ viên đã biết ứng dụng KHKT, sử dụng phương pháp bón phân hữu cơ cho cây chè đến nay tổ hợp tác hoạt động khá mạnh và có xu hướng phát triển thành HTX.

+ Một tổ hợp tác người nghèo xã Tân Lợi được thành lập vào cuối năm 2006, với tổng số thành viên của tổ hợp tác là 55 thành viên do Chi cục HTX & PTNT tỉnh Thái Nguyên đầu tư, hỗ trợ vốn, tuy mới được thành lập nhưng các thành viên trong tổ hợp tác đã được tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, được chuyển giao KHKT vào sản xuất, vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội. Hướng phát triển của tổ là tiếp tục phát triển sản xuất, phấn đấu xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

* Tình hình phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện là 28 HTX với tổng số vốn cố định là 5.015 triệu đồng, vốn lưu động là 356,8 triệu đồng. Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay chủ yếu là làm dịch vụ nông nghiệp. Các

hình thức dịch vụ đa dạng nhưng chủ yếu là dịch vụ thủy lợi, dịch vụ vật tư giống, phân bón và kỹ thuật nông nghiệp. Dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm: chè hữu cơ, sấy vải quả, rau an toàn.

+ Dịch vụ thủy lợi: Hầu hết các HTX đã ký hợp đồng sử dụng nước với hộ nông dân hoặc trưởng xóm: hệ thống kênh mương được kiên cố, thường xuyên tu sửa, nạo vét đảm bảo tưới tiêu chủ động cho các hộ xã viên. Các HTX đã làm tốt khâu dịch vụ thủy lợi, tiết kiệm được chi phí, đảm bảo thu đủ chi và đã có lãi (HTX Đoàn Kết – Cao Ngạn, HTX Hồng Thái – Hóa Thượng). Bên cạnh đó còn một số HTX còn không thu được tiền nước của nhân dân, còn nợ đọng nhiều như HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Công – Linh Sơn. Một số HTX quản lý hồ đập, nước tự chẩy chưa phát huy được vai trò quản lý thủy nông thường không thu được thủy lợi phí và nợ đọng tiền quản lý phí trong dân (HTX Na lay – Quang Sơn; HTX Cây Thị - Cây Thị). Hiện nay, việc thu thủy lợi phí và quản lý sử dụng số tiền này chưa đồng bộ, có xã giao cho HTX, có xã giao cho xóm quản lý do vậy chưa phát huy được hiệu quả tiền thủy lợi phí ở cơ sở.

+ Dịch vụ vật tư nông nghiệp: Đối với các HTX nhận khâu dịch vụ này hầu hết còn thiếu vốn để hoạt động, chủ yếu các HTX kinh doanh theo phương thưc cung ứng trả chậm hưởng hoa hồng nên lãi không đáng kể. Tuy nhiên, hàng năm HTX đã cung ứng hàng trăm tấn phân bón và các loại giống lúa, giống ngô cho nhân dân đúng thời gian, kịp thời vụ.

+ Dịch vụ bảo vệ thực vật: HTX đã tổ chức bảo vệ thực vật phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật huyện làm nhiệm vụ dự tính, dự báo sâu bệnh, hướng dẫn khuyến cáo xã viên biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, hạn chế việc dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học; sử dụng phân hữu cơ và áp dụng

các biện pháp IPM (Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn xã Minh Lập), sản phẩm chè hữu cơ của tổ hợp tác đã được thị trường chấp nhận.

+ HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Các HTX kinh doanh loại hình dịch vụ này bước đầu đã tiếp cận được thị trường, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài như HTX rau an toàn Ngọc Lâm – Linh Sơn. Hiện nay HTX đã phát triển ngày càng ổn định. Tuy nhiên, các HTX còn gặp một số khó khăn về vốn và chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình như vải khô.

+ Nhìn chung các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuy lãi chưa cao song các HTX đã năng động, mở rộng dịch vụ và hoạt động theo phương án: một số HTX đã năng động, mở rộng dịch vụ và hoạt động theo phương án: một số HTX đã có thù lao cho BQL và trích trả cổ phần cho xã viên như HTX Đoàn Kết – Cao Ngạn, HTX Hồng Thái – Hóa Thượng, HTX Ngọc Lâm – Linh Sơn. Bên cạnh đó còn một số HTX sau hội nghị thành lập không thu được vốn điều lệ không làm theo phương án, không tiếp cận được thị trường, chưa làm các thủ tục đăng ký kinh doanh như HTX Sa Lung – Tân Long, HTX Na Lay, HTX La Đường – Khe Mo, HTX Đồng Bẩm, HTX Cây Thị - Cây Thị.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, lúng túng trong hoạt động dịch vụ và kinh doanh, song những năm qua vai trò của kinh tế tập thể cũng đã góp phần quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đây cũng là thành phần chủ yếu làm cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào khu vực nông nghiệp nông thôn, tạo động lực quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, các hợp tác xã nông nghiệp ở Đồng Hỷ còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế:

- Hoạt động dịch vụ của HTX chủ yếu mang tính phục vụ cho kinh tế hộ xã viên, thực hiện theo khả năng của HTX mà chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, năng lực cạnh tranh kém, các hoạt động dịch vụ thường không mang lại lợi nhuận mà theo kiểu hoạt động công ích. Số HTX kinh doanh có lãi chủ yếu lại do được chuyển giao một số quỹ đất để thầu khoán, kinh doanh điện, dịch vụ cung cấp giống. Đa số các HTX vẫn duy trì chế độ hoạt động kinh doanh theo kiểu cũ, thiếu năng động sáng tạo, không phát huy được sức mạnh tập thể, chất lượng dịch vụ không cao, không hấp dẫn do vậy vai trò HTX bị mờ nhạt không thu hút được bà con nông dân.

- Bộ máy cán bộ HTX hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ năng lực còn hạn chế.

- Vốn, tài sản của HTX nhỏ bé, lại chủ yếu nằm ở tài sản cố định, các loại máy móc và cơ sở phục vụ sản xuất, chế biến hầu như không có, vốn lưu động của HTX bị chiếm dụng do nợ nần kéo dài.

- Công nợ còn tồn đọng nhiều, nhiều khoản nợ nhiều năm không xử lý được. Đây là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động của HTX.

- Đa số các HTX không có giao dịch với hoạt động tín dụng, ngân hàng, vốn trong sản xuất kinh doanh không có, trong khi đó vốn góp của xã viên lại hạn chế, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, một số HTX không có vốn kinh doanh nên không hoạt động được.

2.2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại

Sau khi Chính phủ có Nghị quyết 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang trại, cung với các địa phương khác trong cả nước, kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ cũng đã sớm hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đến nay toàn huyện có 202 trạng trại (theo tiêu chí mới) với nhiều loại hình sản xuất

như trồng cây lâu năm, sản xuất kinh doanh tổng hợp, lâm nghiệp, chăn nuôi. Tỷ lệ trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm 52/102 trang trại, trang trại chuyên chăn nuôi còn ít chiếm 12/102 trang trại. Vốn sản xuất bình quân một trang trại là 175,5 triệu đồng/trang trại. Kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho người lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất, là thành phần kinh tế tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy snar xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển. Tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ được thể hiện quả bảng số liệu sau:

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu của trang trại huyện Đồng Hỷ năm 2008

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số

1 Số trang trại Trang trại 102

2. Số lao động bình quân 1 trang trại Lao động 3,58 - Lao động của chủ hộ trang trại Lao động 2,70 - Lao động thuê mướn thường xuyên Lao động 0,88 3. Diện tích đất bình quân một trang trại ha 5,3 4. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân Triệu đồng 125,7

5 Tổng thu từ sản xuất kinh doanh bình quân Triệu đồng 197,3 6. Giá trị sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản bán ra bình quân

Triệu đồng 188,1 7 Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân

một trang trại

% 95.33

8 Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại Triệu đồng 75,2

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ)

Tỷ suất hàng hóa của các trang trại khá cao (95,3%), các loại hình trang

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)