Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 92 - 95)

I. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 84,

2.2.4.Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ

hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ

*Những kết quả đạt được:

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể là:

+ Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành nông nghiệp đạt khá, giá trị sản xuất liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.

+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng diện tích cây có giá trị kinh tế cao, giảm diện tích cây có giá trị kinh tế thấp phù hợp với nhu cầu thị trường. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng qua các năm, nâng cao giá trị sản xuất trên một ha gieo trồng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.

+ Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển vững chắc, trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ. Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng, chất lượng đàn bò, đàn lợn đã được nâng lên.

+ Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp phục vụ nông nghiệp như tưới, tiêu, cung ứng giống cây, con,… được chú trọng, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, cải tạo giống gia súc… được triển khai thực hiện tốt, đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua.

+ Kinh tế hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ không ngừng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Cơ cấu đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có xu hướng tăng sản lượng cây ăn quả các loại năm 2008 đạt 5000

tấn, huyện tiếp tục chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tuyển chọn các loại cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường như: Xoài, na, nhãn, vải chín muồi, cam, chanh, quýt… để trồng mới hoặc thay thế. Trong chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc ở các xã vùng cao của huyện, ở xã thấp thì phát triển.

* Những hạn chế, tồn tại:

+ Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch nhưng tộc độ chuyển dịch còn chậm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thủy sản còn rất thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.

+ Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô hình trang trại sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

+ Sự đa dạng hóa cây trồng còn chậm, chủ yếu vẫn gieo trồng lúa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Do đó, thu nhập từ trồng trọt còn thấp.

+ Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, mức độ áp dụng kỹ thuật – công nghệ và cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất còn hạn chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, các mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được nhân rộng, nhất là đối với các xã vùng sâu, xa.

+ Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp còn thấp, hợp tác xã chưa phát huy được vai trò trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xã viên.

+ Vấn đề bảo quản và chế biến nông sản, nhất là chế biến cây ăn quả chưa được chú trọng phát triển, do vậy vẫn xảy ra tình trạng được mùa rớt giá dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm.

+ Vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tại khu vực nông thôn, nhất là những xã đông dân đang trở thành vấn đề bức xúc.

* Nguyên nhân:

+ Công tác định hướng, quy hoạch, kế hoạch hóa trong sản xuất chưa được các cấp các ngành chú ý đúng mức.

+ Do ruộng đất manh mún, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn còn ít.

+ Một số chủ trương, chính sách như dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa nông nghiệp,... thực hiện còn chậm. Việc triển khai một số chương trình dự án còn chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.

+ Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và bảo vệ môi trường nông thôn còn hạn chế.

+ Việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp chưa đồng bộ. Các chính sách về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ hợp tác xã chưa được chú ý triển khai.

Trước thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây, để tiếp tục phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ theo hướng sản xuất hàng hóa, một vấn đề then chốt là phải xác định đúng phương hướng phát triển, đồng thời cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu đề ra.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 92 - 95)