Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 95 - 96)

I. Mức độ chế biến Sản phẩm thô 84,

3.1.1. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng

cách bền vững. Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên địa bàn huyện

Hướng vào thị trường, khai thác lợi thế và nguồn lực là tiền đề bảo đảm tính hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Khi định hướng hay quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa ở mỗi địa phương phải căn cứ vào nguồn lực và khả năng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá để khai thác được những lợi thế của mỗi địa phương, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục đích.

Hiện nay do yêu cầu thâm canh ngày càng tăng, nhu cầu thị trường tiêu dùng đòi hỏi ngày càng nhiều sản phẩm nông lâm nghiệp để đáp ứng tiêu dùng của toàn xã hội. Với cách nhìn nhận không đúng đắn về phát triển sản xuất hàng hoá nên nhiều địa phương đã không cân nhắc đầy đủ đến tính hợp lý trong sử dụng đất đai, phát triển ồ ạt, khai thác quá mức đã dẫn đến thoái hoá đất, cạn kiệt nguồn nước; sử dụng quá mức các hoá chất trong nông nghiệp vượt mức an toàn thực phẩm. Chúng ta đã có những bài học đắt giá khi chặt phá hàng loạt rừng để trồng cà phê, trồng ồ ạt, song giống không đảm bảo, phân bón không đủ, nước tưới thiếu, sâu bệnh không khống chế được, giá thành cao, tiêu thụ chậm nông dân thấy không có lợi lại chặt phá chuyển sang trồng cây khác... và còn nhiều ví dụ khác nữa. Điều này cho thấy sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp thiếu tính ổn định, bền vững, phát triển mang

tính chủ quan, duy ý chí. Do vậy, phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững ở Việt Nam cần đảm bảo yêu cầu sau:

- Mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, tiểu vùng lãnh thổ phải căn cứ vào lợi thế của mình (lợi thế đất đai thích hợp; lợi thế về điều kiện tự nhiên; khả năng về nhân lực vốn liếng, thị trường, công nghệ sản xuất... để phát triển một loại hoặc hai, ba loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ổn định trong một thời gian nhất định và có một thị trường tương đối ổn định cả về số lượng, chất lượng và giá cả.

- Những hoạt động ưu tiên để phát triển nông nghiệp hàng hoá chỉ có thể là sản xuất vừa chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá, áp dụng công nghệ cao, sạch và hệ thống quản lý hiệu quả trên phạm vi toàn vùng, toàn ngành cũng như trên phạm vi trang trại, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, đồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo những phương thức lớn, hiện đại (gắn sản xuất với chế biến và thị trường).

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)