Khởi kiện ra trọng tà

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn luật vận tải biển 2 (Trang 52 - 53)

Khi giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương lượng, hoà giải không thành công thì không còn cách nào khác là người khiếu nại sẽ phải chỉ định luật sư để khởi kiện đối phương trước trọng tài để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng đi kiện ở đâu, bản thân người khiếu nại cần cân nhắc kỹ đồng thời phải tìm hiểu thấu đáo tập quán, luật lệ trong tố tụng ở nơi mình đến kiện. Trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế khi có tranh chấp phát sinh, các bên thường đi kiện tại các hội đồng trọng tài. Người ta đã thống kê có gần 80% các vụ tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế do các hội đồng trọng tài quốc tế thụ lý và giải quyết.

Ưu điểm của việc kiện tụng tại các hội đồng trọng tài là giữ được bí mật kinh doanh của cả hai bên, thủ tục đơn giản. Đặc biệt là mặc dù đã khiếu kiện nhau tại trọng tài nhưng khả năng hoà giải vẫn tồn tại cho đến ngày xét xử, dễ thoái lui trong giải quyết tranh chấp, có thời gian tìm kiếm thêm cơ hội để dung hoà, nhằm tránh bớt mâu thuẫn, thiếu thiện chí trong hợp tác kinh doanh.

Trọng tài giải quyết các tranh chấp trong thương mại và hàng hải quốc tế là trọng tài quốc tế. Mỗi nước đều có tổ chức trọng tài này dưới dạng tổ chức phi chính phủ hoạt động theo luật sở tại và các công ước, điều ước quốc tế có liên quan. Ở

Việt Nam, trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) – VIAC, là cơ quan thụ lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực kinh tế đối ngoại như: xuất nhập khẩu, vận chuyển, bảo hiểm, đầu tư...

Theo tập quán và luật lệ quốc tế, trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi trong hợp đồng quy định hoặc trong các điều ước quốc tế liên quan quy định. Điều khoản trọng tài trong hợp đồng quy định trọng tài quốc tế nào được xử thì trọng tài nước đó sẽ xử. Nếu trong hợp đồng không quy định thì phải được hai bên nhất trí chỉ định trọng tài đó mới được thụ lý xét xử. Phán quyết của trọng tài sau khi xét xử mang tính chất chung thẩm.

Đây là lý do tại sao trong hợp đồng thuê tàu chuyến lại phải có điều khoản về trọng tài và luật xét xử và điều khoản này phải được quy định rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng thuê tàu.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn luật vận tải biển 2 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w