Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá và thuế đối kháng

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam.docx (Trang 31 - 38)

III/ MỘT SỐ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO

2/ Khái quát nội dung Hiệp định về chống bán phá giá và thuế đối kháng trong WTO

2.1. Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá và thuế đối kháng

Các điều khoản cơ bản của GATT 1994 về việc áp dụng các biện pháp trợ cấp được thể hiện qua Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng. Mục đích của các điều khoản này là cấm hoặc hạn chế áp dụng biện pháp trợ cấp có thể gây tác động xấu tới lợi ích của các thành viên khác. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng các biện pháp trợ cấp được cho phép mà dẫn đến thiệt hại vật chất đối với ngành công nghiệp trong nước của một thành viên nhập khẩu, các quy định này cho phép nước nhập khẩu áp dụng biện pháp khắc phục có thể dưới hình thức thuế đối kháng. Tương tự như vậy, Hiệp định Chống phá giá đưa ra các quy định cơ bản của GATT về phá giá, cho phép các thành viên đánh thuế chống phá giá đối với hàng nhập khẩu phá giá.

Các quy định của Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng và Hiệp định Chống phá giá không lên án việc phá giá hoặc tài trợ. Các quy định thừa nhận rằng, giá của hàng nhập khẩu thấp hơn do phá giá hoặc tài trợ có thể có lợi cho người sử dụng và tiêu dùng hàng công nghiệp ở nước nhập khẩu. Do vậy, hai hiệp định này đưa ra một nguyên tắc quan trọng là các thuế đối trọng dưới hình thức thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được tài trợ hoặc thuế chống phá giá đối với hàng nhập khẩu phá giá không thể chỉ áp dụng dựa trên cơ sở cho rằng sản phẩm được hưởng lợi tư tài trợ hoặc được phá giá. Các thuế đối trọng này chỉ có thể được áp dụng sau khi cơ quan thẩm quyền đã tiến hành điều tra và khẳng định được rằng hàng nhập khẩu phá giá hoặc tài trợ đã gây thiệt hại vật

chất cho ngành công nghiệp đó.

Các nguyên tắc tương tự được vận dụng khi chính phủ sử dụng các biện pháp tự vệ hạn chế nhập khẩu hỗ trợ cho một nghành công nghiệp trong nước đang bị thiệt hại do hàng nhập khẩu đột ngột tăng nhanh. Tuy vậy, tiêu chuẩn thiệt hại đối với ngành công nghiệp phải được xác định để biện hộ cho các biện pháp tự vệ còn cao hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra để đánh thuế đối kháng và thuế chống phá giá. Đối với các biện pháp tự vệ, thiệt hại đối với ngành công nghiệp phải ở mức nghiêm trọng, đối vố thuế đối kháng và thuế chống phá giá, tiêu chuẩn chứng minh thiệt hại vật chất thấp hơn là phù hợp. Sự khác biệt về tiêu chuẩn này do trên thực tế, một mặt các khó khăn của ngành công nghiệp không phát sinh từ cạnh tranh không công bằng, mặt khác các khó khăn đó lại do thực tế thương mại không công bằng giữa các nhà sản xuất nước ngoài.

Các quy định được đưa ra trong các Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng và Hiệp định Chống phá giá về áp dụng các loại thuế đối kháng có nội dung tương tự nhau. Hơn nữa, ở cấp độ quốc gia các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra khiếu kiện để áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng trong hầu hết các trường hợp đều là một.

Một số người coi tất cả các loại hàng nhập khẩu với giá thấp đều là hàng phá giá. Tuy nhiên, Hiệp định chống phá giá đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe để xác định khi nào thì đối xử với một sản phẩm nhập khẩu như là hàng phá giá. Đặc biệt, Hiệp định quy định rằng một sản phẩm được xem là phá gia nếu giá xuất khẩu của nó thấp hơn gí của sản phẩm tương tự bán racho người tiêu dùng ở nước xuất khẩu (Điều 2.1 ). Nói cách khác, nếu trên cơ sở so sánh giá xuất khẩu và giá tiêu dùng ở nước xuất khẩu mà phát hiện ra rằng giá tiêu dùng cao hơn thì sản phẩm đó có thể bị đối xử như là sản phẩm phá giá.

Tuy nhiên, đièu 2.2 của Hiệp định Chống phá giá quy định rằng xác định phá giá trên cơ sở nêu trên có thể không phù hợp:

-Khi giá bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu không theo ý nghĩa thương mại thông thường ( ví dụ như giá bán thấp hơn chi phí sản xuất) và

-Khi khối lượng hàng hoá trên thị trường trong nước không đáng kể.

Trong các trường hợp này, Hiệp định cho phép xác định có phá giá hay không bằng cách so sánh giá xuất khẩu của sản phẩm bị nghi ngờ bán phá giá với:

-Giá so sánh của sản phẩm tương tự khi xuất khẩu sang nước thứ ba; hoặc -Giá cấu thành, tính toán trên cơ sở chi phí sản xuaatccuar sản phẩm nhập khẩu, cộng các chi phí chung, chi phí hành chính và chi phí bán, cộng tiền lãi.

-Tuy nhiên, theo Điều 2.2 chú thích 2 của Hiệp định chống phá giá, để đảm bảo ở mức độ tối đa có thể thực hiện được, việc xác định phá giá trên cơ sở so sánh giá xuất khẩu với giá tiêu dùng trong nước xuất khẩu, Hiệp định quy định việc kiểm tra đại diện 5%. Để so sánh, các cơ quan điều tra phải sử dụng giá cấu thành nếu giá trị hàng bán trên thị trường trong nước của nước xuất khẩu chiếm từ 5% lượng sản phẩm bán sang nước nhập khẩu trở lên.

Theo điều 2 Hiệp định chống bán phá giá và thuế đối kháng, một sản phẩm bị

coi là phá giá, nếu như nó được bán trên thị trường của nước khác với giá trị thông thường của sản phẩm đó, nếu giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác thấp hơn giá so sánh, theo cách thức thương mại

thông thường, đối với các sản phẩm tương tự được đưa ra tiêu thụ trên thị trường của nước xuất khẩu.

Trong trường hợp không có sản phẩm tương tự để so sánh giá cả trên thi trường nội địa của nước xuất khẩu, hoặc do có hoàn cảnh đặc biệt trên thị trường, hoặc trường hợp sản phẩm cùng loại chỉ được bán với số lượng rất nhỏ trên thị trường của nước xuất khẩu nên không thể so sánh được giá cả, mức độ phá giá sẽ được xác định bằng cách so sánh với giá cả của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang thi trường của một nước thứ ba cần thiết, miễn là giá đưa ra để so sánh phải là giá cả tiêu biểu của sản phẩm được đưa ra so sánh, hoặc giá đó phải bao gồm chi phí sản xuất ở nước mà sản phẩm có xuất xứ cộng với các chi phí hành chính, chi phí bán hàng và chi phí khác cũng như các khoản lãi khi bán các sản phẩm đó.

Trong Hiệp định này, thuật ngữ sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm có các đặc điểm để nhận biết hoàn toàn giống với các đặc điểm của sản phẩm được đưa ra xem xét, so sánh về mọi phương diện, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm như vậy thì một sản phẩm khác mặc dù không giống hoàn toàn về mọi phương diện cũng được xem là sản phẩm tương tự nếu có các đặc điểm giống nhau.

3/Nguyên tắc và thủ tục áp dụng thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá

3.1.Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh thuế

3.1.1. Thiệt hại đối với ngành công nghiệp trong nước

Điều 3 Hiệp định chống phá giá và điều 5 Hiệp định về Trợ cấp và biện pháp đối kháng đưa ra nguyên tắc cơ bản là thuế đối kháng và thuế chống phá giá chỉ được áp dụng nếu qua điều tra khẳng định được rằng:

-Lượng hàng nhập khẩu phá giá hoặc được trợ cấp có sự gia tăng đáng kể, theo nghĩa tuyệt đối hoặc theo nghĩa tương đối so với sản xuất hoặc tiêu dùng; hoặc

-Giá của các hàng nhập khẩu đó rẻ hơn giá của sản phẩm tương tự ở trong nước, kim giá của sản phẩm tương tự hay ngăn chặn làm giá của sản phẩm tương tự không tăng lên; và

-Kết quả là gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hoặc đe doạ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp đó của nước nhập khẩu.

Việc xác định thiệt hại theo tinh thần của Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên cơ sở các chứng cớ rõ ràng và xem xét khách quan của cả:

* Khối lượng và các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu phá giá đối với giá cả mặt hàng cùng loại được bán hoặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và

* Các ảnh hưởng tiếp theo của các loại hàng phá giá này đối với các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng đó.

Nếu hàng nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau cùng một lúc bị điều tra để xác định xem có phải là hàng phá gía hay không, thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chỉ có thể tiến hành việc điều tra đánh giá ảnh hưởng của các loại hàng này khi có căn cứ cho rằng:

* Mức độ phá giá có liên quan đến hàng nhập khẩu cao hơn mức cho phép thưo quy định và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước có số lượng lớn.

* Việc đánh giá các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là cần thiết, các điều kiện cạnh tranh giữa các loại hàng nhập khẩu với nhau và giữa hàng nhập khẩu với hàng nội địa cùng loại.

Việc xem xét các ảnh hưởng của hàng phá giá đối với một ngành sản xuất công nghiệp trong nước phải dựa trên việc đánh giá toàn diện các yếu tố và các chỉ số về kinh tế có liên quan đến thực trạng của ngành công nghiệp đó, bao gồm sút giảm trên thực tế hoặc sẽ sút giảm về sức bán, lợi nhuận, sản phẩm, thị phần, tái đầu tư, năng suất, khả năng sử dụng công suất; các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả trong nước; phạm vi, mức độ phá giá; ảnh hưởng tiêu cực hoặc sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới lưu lượng tiền mặt, kiểm kê, việc làm, tiền lương, sức tăng trưởng và khả năng huy động vốn hoặc đầu tư. Danh sách các yếu tố này mang tính chất mô phỏng không đầy đủ, và một hoặc vài yếu tố đã nêu cần có tính

chất quyết định đối với việc xác định các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu phá giá.

Thông qua việc xem xét các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu phá giá thưo quy đinh, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu phá giá và thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất công nghiệp trong nước phải dựa trên việc xem xét toàn bộ các chứng cớ có liên quan mà cơ quan có thẩm quyền điều tra thu thập được. Ngoài các loại hàng phá giá, cơ quan có thẩm quyền điều tra cũng phải xem xét các yếu tố khác đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất công nghiệp trong nước mà họ phát hiện được và những thiệt hại do các yếu tố này gây ra không được coi là hậu quả của việc nhập các loại hàng phá giá. Các yếu tố có thể liên quan này bao gồm khối lượng và giá cả của hàng nhập khẩu được bán với giá không phải là phá giá, việc giảm sút nhu cầu hoặc thay đổi thị hiếu tiêu dùng, các hoạt động hạn chế buôn bán và thực tiễn cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước, các tiến bộ công nghệ, sự phát triển của các hoạt động xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất công nghiệp trong nước.

Hơn nữa để áp dụng thuế đối kháng hoặc thuế chống phá giá cần phải khẳng định rõ rằng có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được tài trợ hoặc phá giá và sự thiệt hại của ngành công nghiệp. Trong trường hợp ngành công nghiệp gặp phải khó khăn do các nhân tố nêu trên gây ra như sự giảm cầu

hay thay đổi cách thức tiêu dùng chứ không phải trực tiếp do hàng nhập khẩu

được trợ cấp hay phá giá thì khi đó không được áp dụng thuế đối kháng hoặc thuế chống phá giá. Cũng không được áp dụng những loại thuế đó nếu nhập khẩu tăng chỉ gây tác động xấu đến một số nhà sản xuất. Các loại thuế này chỉ được áp dụng khi khẳng định được rằng hàng nhập khẩu đang gây khó khăn cho nhà sản xuất là những người có tổng sản phẩm chiếm tỷ phần chính trong

tổng sản xuất trong nước của ngành công nghiệp.

Theo điều 3.3 Hiệp định chống phá giá va Điều 15.3 Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng, thông thường khi tiến hành điều tra hàng nhập khẩu từ một nước, việc đánh giá liệu hàng nhập khẩu đó có gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hay không phải phải được tiến hành riêng rẽ ở từng nước. Tuy nhiên, các hiệp định cho phép các cơ quan điều tra trong một số trường hợp nhất định được đánh giá goọp tác động cộng hưởng của tất cả các hàng nhập khẩu đang trong điều tra để xác định sự thiệt hại. Việc đánh giá gộp chỉ được phép khi:

-Chênh lệch phá giá hoặc khoản được trợ cấp của mỗi nước riêng rẽ vượt quá mức giới hạn;

-Khối lượng hàng nhập từ mỗi nước không phải là nhỏ; và

-Việc đánh giá gộp là phù hợp với điều kiên cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và điều kiện cạnh tranh giữa sản phẩm với sản phẩm nội địa tương tự.

3.1.3. Khởi kiện của nguyên đơn

Hai Hiệp định này đều quy định rằng trừ các trường hợp ngoại lệ, các cuộc điều tra về phá giá hoặc biện pháp đối kháng được khởi tố chỉ dựa trên cơ sở đơn kiện của hoặc đại diện cho ngành công nghiệp trong nước. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, Chính phủ của một nước nhập khẩu mới có thể khởi tố để áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng.

Theo điều 5.4 Hiệp định chống phá giá và Điều 11.4 Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng, để đảm bảo rằng thuế chống phá giá và thuế đối kháng chỉ được áp dụng khi có nhiều nhà sản xuất bị ảnh hưởng, các hiệp định đã đưa ra hai tiêu chuẩn có tính chất bổ sung như sau:

-Thứ nhất: các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng mức thuế 50% sản xuất của những nhà sản xuất ủng hộ hoặc chống lại đơn kiện ( một bộ phận các nhà sản xuất có thể không muốn thể hiện quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ việc khởi kiện nên bộ phận này không được góp vào để tính tỷ lệ phần trăm);

-Thứ hai: các nhà sản xuất ủng hộ việc áp dụng thuế phỉa chiếm ít nhất 25% tổng sản xuất của nghành công nghiệp đó.

Các cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận liệu người kiện có đủ quyền kiện trước khi khởi tố điều tra không.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam.docx (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w