Nhiệm vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam.docx (Trang 76 - 79)

II/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

2/ Nhiệm vụ chủ yếu

Mục tiêu chủ yếu được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng và kết cấu họ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp.

Hai là, chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.

Ba là, chủ động và tích cực hội nhạp kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự vhur của nền kinh tế.

Bốn là, phát triển mạnh khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng ngòon nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoa, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức.

Năm là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng văn hoá, đạo dức và lối sống; kiềm chế tốc đọ tăng dân số, nâng co thể chất sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.

Sáu là, thực hịên tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Bảy là, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phat huy dân chủ, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tẹ quan liêu, tham nhũng và lãng phí.

Tám là, tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính tri – xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3/Các chỉ tiêu chủ yếu

Các chỉ tiêu phát triển được xây dựng căn cứ vào mục tiêu và ddihjhướng phát triển nhằm đẩy nhanh hơn tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nước có thu nhập thấp, từng bước thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Các chỉ tiêu chủ yếu được xác lập trên cơ sở đảm bảo sự hát triển nhanh, hiệu quả và bền vững theo 3 trục: kinh tế - xã hội – môi trường.

3.1. Về kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 1,2 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 7,5 – 8%, phấn đấu đạt trên 8%.

Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.690 – 1.760 nghìn tỷ đồng 9 theo giá hiện hành ) tương đương 94 – 98 tỷ USD vag GDP bình quân đầu người

khoảng 1.050 – 1.100 USD. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3 – 3,2%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,5 – 10,2%. Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 7,7 – 8,2%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt khoảng 21 – 22% GDP.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến : Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 15 -16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 43 -44%; các ngành dịch vụ khoang 40 – 41%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm; đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 770 -780 UUSSD/người, gấp đôi năm 2005.

Tổng đầu tư toàn xã hội trong 5năm khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng ( theo giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD, chiếm 40% GDP, trong đó vốn trong nước chiếm 65% và vốn ngoài nước chiếm 35%.

Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt trên 35 máy/100dân; mật độ internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân; tỷ lệ số người sử dụng internet đạt 48%.

3.2. Về xã hội

Đến năm 2010, 100% số tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; giáo dục đại học và cao đẳng đạt 200 sinh viên/10.000 dân.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2010 đạt 40% tổng lao động xã hội;

Quy mô dân số vào năm 2010 dưới 89 triệu người, tốc độ phát triển dân số khoang 1,14%. 5 năm tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho trên 8 triệu lao động, bình quân mỗi năm trên 1,6 triệu lao động, trong đó 50% là lao động nữ. 5 năm dạy nghề cho khoảng 7,5 triệu lao động, trong đó 25 – 30% dài hạn.Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5% năm 2010. Năm 2010, lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.

Tuổi thọ trung bình của ngươì Việt Nam đạt 72 tuổi năm 2010. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16/1.000 trẻ đẻ sống và dưới 5 tuổi 25/1.000 trẻ đẻ sống; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống 20% năm 2010. Giảm tỷ lệ tử vong cho bà mẹ liên quan thai sản xuống 60/100.000 trẻ đẻ sống. Tỷ lệ bác sỹ

7/10.000 dân, tỷ lệ dược sỹ đại học 1 -1,2/10.000 dân; tỷ lệ giường bệnh 26 giường/10.000 dân năm 2010.

Đến năm 2010, 70% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với tre em; 905 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ ,chăm sóc.

Kiềm chế mức tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS không quá 0,3% dân số năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo chuẩn mới) xuống còn 10 – 11%vào năm 2010. Đảm bảo diện tích nhà ở đến năm 2010 đạt mức bình quân 14 -15 m2 sàn/người.

3.3. Về môi trường

Năm 2010 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên mức 42 – 43%.

Phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải, 50% cư sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường. Đến năm 2010, có 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; thu gom và xử lý 90% chất thải rắn thông thường, 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế.

Phấn đấu đạt 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn sử dụng nước sạch vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam.docx (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w