- Cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng tích cực
2/ Về phía ngành thuỷ sản
2.12. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đảm bảo minh bạch hoá chất lượng an toàn vệ sinh thuỷ sản
an toàn vệ sinh thuỷ sản
Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Hầu hết các thi trường xuất khẩu chính của chúng ta hiện nay đều quy định rất chặt chẽ về vấn đề này Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng các lô hàng thủy sản xuất khẩu bị các thị trường nhập khẩu phát hiện dư lượng các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giữ uy tín hàng thủy sản xuất của Việt Nam, ngành thuỷ sản cần:
* Tăng cường hơn nữa việc quản lý, sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nguyên liệu và chế biến thủy sản.
* Chỉ đạo cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản kiểm tra nghiêm ngặt mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp bị cảnh báo, đồng thời thông báo cho cơ quan Hải quan để kiểm soát chặt chẽ.
* Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản tại các cảng cá, bến cá, kho chứa, nơi bảo quản, chế biến thủy sản và các vùng nuôi thủy sản tập trung… đảm bảo kiểm soát được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tất cả các khâu trong quá trình từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu.
* Tăng cường thông tin tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng không đúgn các loại thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh, đồng thời hướng dẫn nông,ngư dân các biện pháp thay thế đơn giản, hiệu quả để nuôi, bảo quản nguyên liệu sạch, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
* Chỉ đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cảnh báo, thông báo rộg rãi tên doanh nghiệp vi phạm và có biện pháp kiên quyết không để các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm.
KẾT LUẬN
Việc Việt Nam gia nhập WTO vừa đem lại cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế nhiều cơ hội lớn để phát triển, vừa đặt ra nhiều thách thức mới buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới tư duy kinh doanh, đổi mới nguồn nhân lực, nâng cao thế lực cạnh tranh, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, khai thác thế mạnh các nguồn lực trong nước, cải cách hành chính và hệ thống luật pháp. Ngành thuỷ sản với mục tiêu trở thành ngành mũi nhọn và ngành xuất khẩu tiên phong cũng không tránh khỏi những khó khăn đó. Đặt biệt, ngành thuỷ sản đòi hỏi chế biến cũng như nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nên khi gia nhập WTO yêu cầu này càng cao, càng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hiện nay các cơ quan có thẩm quyến cũng đã ban hành những quy định mới về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên việc thực hiện tốt hay không còn trông chờ vào lương tâm các doanh nghiệp của chúng ta.