- Các quy định của chương trình du lịch outbound Đông Na mÁ
ĐÔNG NA MÁ TẠI CÔNG TY
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các chương trình Outbound nói chung và Outbound Đông Nam Á nói riêng.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Du lịch và thể thao Việt Nam, sau khi tìm hiểu vàê công ty và đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động kinh doanh du lịch tại công ty đã cho em thấy được những mặt thuận lợi, khó khăn, thách thức mà công ty đang phải đối mặt. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành Việt nam nói chung và công ty Du lịch và Thể thao Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa, em có một số kiến nghị như sau:
- Nhà nước nên chú trọng hơn nữa công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, giáo dục về du lịch cho công đồng.
- Nhà nước nên xây dựng hệ thống pháp luật về du lịch hoàn chỉnh, tăng cường công tác giám sát và thực hiện như: tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn nhằm kích thích hoạt động kinh doanh du lịch phát triển; Có tiêu chuẩn, chính sách đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và uy tín cho cả ngành du lịch; Đơn giản hoá các thủ tục xuất cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch quốc tế…
- Cần phát triển mối quan hệ với các Đại sự quán để được miễn giảm Visa sang các nước. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc chuẩn bị các thủ tục cho khách, và khách cũng sẽ được giảm chi phí cho chuyến đi.
- Nhà nước và hãng hàng không Việt nam nên giảm phí dịch vụ hàng không, từ đó sẽ giảm được giá tour ra nước ngoài, tăng sự cạnh tranh với một số hãng hàng không giá rẻ như: Tiger Air ( Singapore), ASIA Air (Thái Lan)…
- Trong thời đại ngày nay thời đại của công nghệ thông tin việc phát triển và hoạt động kinh doanh thông qua mạng trở nên ngày càng thông dụng và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong việc đặt tour của các công ty chính vì lẽ đó mà
công ty Du Lịch và Thể Thao Việt Nam nói riêng và các công ty lữ hành nói chung việc phát triển và nghiên cứu ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin ngày càng phải được chú trọng và quan tâm đúng mức.
-Đối với Công ty, cần phải coi trọng tầm ảnh hưởng và vị trí quan trọng của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp vì đó chính là bộ phận quan trọng nhất, bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp thông qua việc giới thiệu quảng cáo những mặt hàng những sản phẩm mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng.
Trong thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn luôn cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đối thủ cạnh tranh, từ các chính sách của nhà nước, từ sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực du lịch như Tổng cụ du lịch nói chung và Sở du lịch nói riêng, để thông qua đó có thể nhanh chóng thay đổI chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thực tại đang diễn ra. Những thông tin về giá cả, các tour mới, khách hàng, kỹ năng trong quản lý…của đối thủ cạnh tranh luôn là những thông tin hết sức quan trọng, có thể nói nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp vì những thông tin đó nó tạo nên về nguồn thu, về chiến lược của công ty về thị trường khách mục tiêu…
Xu hướng của các doanh nghiệp bây giờ là xu hướng liên kết. Doanh nghiệp có thể liên kết với các doanh nghiệp vừa nhỏ khác thì lượng khách sẽ đạt tương đương hoặc vượt các doanh nghiệp lớn khiến khả năng cạnh tranh cao dễ dàng trong việc đàm phán để có mức giá tốt nhất. Các doanh nghiệp có thể cùng nhau xây dựng một thương hiệu sản phẩm chung để khai thác. Nhưng để bắt tay với nhau thành một nhóm bền vững, các doanh nghiệp cần chuyên môn hóa từ việc xúc tiến thị trường khách đến sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách, như vậy mới có thể đảm bảo việc hợp tác lâu dài. Việc chuyên môn hóa sẽ khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên hoàn hảo hơn với tính cạnh tranh cao, tổng số lượng khách khai thác lớn. Việc cùng đóng góp để xúc tiến thị trường sẽ làm giảm chi phí của từng doanh nghiệp và tăng hiệu quả..
Ví dụ, khi tham gia một hội chợ du lịch chuyên nghiệp quốc tế, khoảng năm doanh nghiệp hình thành một nhóm, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên về từng thị trường sẽ có sản phẩm dựa trên thị hiếu của thị trường đó và có cùng một mức dịch vụ - cùng nhau đóng góp để khai thác trên một thương hiệu sản phẩm nhất định. Như vây quy mô tham gia hội chợ của cả nhóm sẽ lớn hơn và độ tin cậy của khách hàng sẽ cao hơn là một doanh nghiệp đơn độc tham gia. Từ đó hiệu quả thu được cao hơn, ký được nhiều hợp đồng hơn. Khi doanh nghiệp kết hợp cùng nhau khai thác chung trên một Website bằng năm thứ tiếng và chuyên môn hóa trên cả năm thị trường sẽ tạo độ tin cậy và hiệu quả hơn là một trang Website chỉ có một hai thứ tiếng riêng biệt mà không chuyên cho thị trường nào.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Nâng cao chất lượng chương trình các tour Đông Nam Á tại Công ty du lịch và thể thao Việt Nam” tôi đã nhận thấy rằng chất lượng chương trình du lịch luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đâù đối với tất cả các công ty du lịch đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các chương trình outbound Đông Nam Á hiện nay đang là những điểm đến hấp dẫn thu hút rất nhiều khách du lịch Việt Nam, và đây là một trong các chương trình đóng góp doanh thu rất lớn và mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy việc nâng cao chất lượng các chương trình du lịch nói chung và các tour outbound Đông Nam Á nói riêng mang ý nghĩa rất to lớn quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, và là công cụ để cạnh tranh, để quảng các hữu hiệu. Tạo ưu thế cho Công ty trên thị trường du lịch.
Những giải pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch không phải là những giải pháp riêng lẻ mà đó là những giải pháp đồng bộ, với mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty và Thầy giáo hướng dẫn Lê Trung Kiên.