Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần sâu mọt hại lạc và một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt carpophilus dimidiatus fabr tại vùng nghệ an (Trang 71 - 74)

- Tại Hà Tĩnh: thu thập đ−ợc 19 loài Trong đó có 18 loài gây hại và 01 loài có ích Thuộc 14 họ của 03 bộ.

5. Kết luận và đề nghị

5.1 Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu mọt Carpophilus dimidiatus Fabr gây hại trên lạc tại Nghệ An chúng tôi có nhận xét:

1. - Thành phần sâu mọt hại trong kho lạc không chuyên bảo quản lạc tại vùng Nghệ An gồm: 23 loài năm trong 16 họ của 04 bộ.Trong đó có 19 loài nằm trong bộ Coleoptera, 02 loài nằm trong bộ Lepidoptera, 01 loài năm trong bộ Psocoptera và 01 loà thuộc bộ Hemiptera.

Nhóm gây hại sơ cấp gồm 02 loài chiếm 8,5%. Nhóm gây hại thứ cấp gồm 19 loài chiếm 83% và nhóm có ích gồm 02 loài chiếm 8,5%.

- Thành phần sâu mọt hại kho trên kho chuyên bảo quản lạc tại vùng Nghệ An. Chúng tôi đ6 thu thập đ−ợc 11 loài thuộc 08 họ của 02 bộ trong đó có 10 loài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera và 01 loài thuộc bộ cánh vảy.

Phần lớn các đối t−ợng điều tra đ−ợc là những sâu mọt thông th−ờng, không có loài nào thuộc đối t−ợng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và các n−ớc vùng Đông Nam á.

2. - Sự phân bố của các loài sâu mọt trong kho không chuyên bảo quản lạc

ở vùng Nghệ An.

Tại Nghệ An: thu thập đ−ợc 23 loài trong đó có 21 loài gây hại và 02 loài có ích còn ở Thanh Hoá và Hà Tĩnh chúng tôi thu thập đ−ợc ít hơn

- Sự phân bố của các loài sâu mọt trong kho chuyên bảo quản lạc tại vùng Nghệ An.

Tại Thanh Hoá: chúng tôi thu thập đ−ợc 08 loài sâu mọt gây hại thuộc 07 họ của 02 bộ, chiếm 73%.

Tại Nghệ An: thu thập đ−ợc 11 loài gây hại thuộc 08 họ của 02 bộ, chiếm 100 %.

Tại Hà Tĩnh: thu thập đ−ợc 08 loài gây hạithuộc 06 họ của 02 bộ, chiếm 73%.

3. Mức độ phổ biến của các loài sâu mọt trong kho chuyên bảo quản lạc tại các địa ph−ơng điều tra. Trong số 23 loài điều tra đ−ợc có 11 loài có mặt trên lạc nhân. Phổ biến nhất là 3 loài: Sitophilus oryzae, Carpophilus dimidiatus, Ephestia cautella.

4. Các loài sâu mọt chúng tôi thu thập đ−ợc trên lạc nhân, khi gây hại đều để lại các triệu chứng khá đặc tr−ng của từng loài. Trong công tác kiểm tra KDTV có thể dựa vào đây để phán đoán sự có mặt của các loài trên lạc nhân một cách dễ dàng.Từ đó đ−a ra các biện pháp kiểm tra kiểm dịch, phát hiện đối t−ợng một cách nhanh chóng, chính xác.

5. Thời gian phát dục của các pha, vòng đời trung bình và khả năng đẻ trứng trung bình của một con cái có sự sai khác ở 2 điều kiện nhiệt độ 250C và 300C. Thời gian phát dục trung bình của mọt Carpophilus dimidiatus Fabr là 76,39 ±3,34 ngày (250C) và 54,29±2,07 (300C). Khả năng đẻ trứng trung bình của một con cái trên ngày ở nhiệt độ 300C gấp khoảng 1,26 lần ở 250C

6. Trong điều kiện thuỷ phần hạt lạc là 20% thì mật độ mọt tăng lên gần lớn nhất và tổn thất về phần trăm trọng l−ợng sau 90 ngày là lớn còn trong điều kiện thuỷ phần lạc là 8% thì mật độ mọt tăng lên rất ít và tổn thất về trọng l−ợng là không đáng kể.Tỷ lệ mọt chết ở thuỷ phần 8%là cao nhất, tỷ lệ sâu non sau 30 -45 ngày là lớn nhất.

7. Thông qua sự phối hợp hài hoà và hệ thống các biện pháp: vệ sinh kho táng bảo quản, lựa chọn hàng hoá đ−a vào bảo quản, xử lý nhiệt, dùng thuốc xông hơi để phòng trừ có hiệu quả quần thể mọt Carpophilus dimidiatus Fabr

5.2. Đề nghị

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chúng tôi mới chỉ điều tra một số điểm tại vùng Nghệ An và tìm hiểu sơ bộ một số đặc điểm sinh học, sinh thái học, khả năng gây hại của một số loài. Chúng tôi có các đề nghị sau:

1. Tiếp tục điều tra sâu mọt hại trên lạc nhân tại các vùng trọng điểm về lạc, để xác định đầy đủ hơn thành phần sâu mọt trong bảo quản sau thu hoạch của loại nông sản này.

2. Đi sâu tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài gây hại nguy hiểm, để làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình kiểm tra kiểm dịch loại hàng nông sản này và phòng ctrừ chúng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần sâu mọt hại lạc và một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của mọt carpophilus dimidiatus fabr tại vùng nghệ an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)