0
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thành phần và cơ cấu đổi tưọng nuôi trồng thủy sản khác

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỘ ĐA DẠNG ĐỐI TƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ HẢI BẮC, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 36 -39 )

4- về mô hình nuôi chủ yếu là nuôi ghép, rất ít hộ nuôi chuyên canh.

3.3.2. Thành phần và cơ cấu đổi tưọng nuôi trồng thủy sản khác

Chủ trương của Hải Hậu trong phát triển nuôi trồng thủy sản trong những năm tới là tổ chức chăn nuôi thuỷ sản theo hình thức kinh tế trang trại, chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa. Phát triển đa dạng các đối tượng nuôi. Các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như cá diêu hồng, cá lóc bông, trắm đen... phát triển qua từng năm, bên cạnh đó nhiều con nuôi đặc sản khác cũng đã và đang phát triển.

Tại xã Hải Bắc, một số gia đình đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp kết hợp nuôi thủy sản với chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng màu, trồng cây cảnh, cây dược liệu, một số hộ đã đưa các đối tượng nuôi mới cho hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Một số mô hình nuôi ếch Thái Lan, nuôi lươn, chạch, cua... quy mô nhỏ, bước đầu đã mang lại thu nhập cho nông dân mà không cần đàu tư lớn. Sản phẩm thu được có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường.

Tuy nhiên, các mô hình này còn mang tính chất tự phát, lẻ tẻ và chủ yếu vẫn là người dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Bảng 3.7. Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác tại xã Hải Bắc

Mô hình nuôi ếch Thái Lan bằng bể xi măng được một số nông dân ở Hải Bắc thực hiện. Thuận lợi của mô hình này là không cần nhiều đất, nhanh thu hồi vốn và lợi nhuận khá.

- Lươn đồng.

Lươn đồng là loài đặc sản nước ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao nên khi nuôi thương phẩm thường đem lại hiệu quả. Mô hình nuôi

Đôi tượng nuôi r

O A 1 A A •

SÔ hô nuôi

(hộ)

Mô hình nuôi Tên Viêt Nam Tên khoa hoc

Ech Thái Lan Rana rugosa 2 Nuôi bê xi măng Lươn đông Monopterus albus 3 Nuôi bê xi măng Chạch đông Misgumus

anguillicaudatus

3 Nuôi trong ao Cua đông Somannỉathelphusa

sinensis

2 Nuôi trong ao

lươn không bùn nhìn chung khá phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ của các hộ dân trong xã. Hiệu quả của nuôi lươn không bùn khá cao. Hiện nay ở Hải Bắc có 3 hộ gia đình nuôi thử nghiệm với quy mô nhỏ theo mô hình nuôi không bùn trong bể xi măng.

- Chạch đồng

Hiện nay chạch đồng trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt tùy tiện, dùng các phương tiện hủy diệt như xung điện, dùng nhiều loại thuốc hóa chất trong nông nghiệp. Vì vậy giá chạch thương phẩm liên tục

tăng và khan hiếm. Trước diễn biến giá chạnh thương phẩm cao, các nhà sản xuất đã cho đẻ nhân tạo và nuôi chạch thương phẩm thành công. Đến nay chạch đồng đã được sản xuất và nuôi thương phẩm ở nhiều nơi. Ở Hải Bắc cũng có 3 hộ nuôi chạch đồng trong ao trong mấy năm gần đây.

- Cua đồng

Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc, gắn bó với bà con nông dân từ xưa đến nay. Nuôi cua đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua sống hoang dã, rất ít bệnh tật nhưng khi nuôi với mật độ cao hơn so với ngoài tự nhiên cũng cần phải nắm vững biện pháp kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao. Ở Hải Bắc cũng có 2 hộ nuôi cua đồng (nuôi ghép với chạch đồng) trong ao.

Mặc dù số đối tượng nuôi không nhiều, hiệu quả kỉnh tế cũng còn hạn chế nhưng việc phát triển nhân nuôi và đưa vào sản xuất các loài đang dàn ừở nên khan hiếm trong môi trường tự nhiên như cua đồng, lươn, chạch đồng đã góp phàn bảo tồn các giống thủy sản bản địa quý, duy trì và phát triển đa dạng sinh học trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỘ ĐA DẠNG ĐỐI TƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ HẢI BẮC, HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 36 -39 )

×