Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển nghề thủy sản và đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Bắc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát độ đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã hải bắc, huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 39 - 41)

4- về mô hình nuôi chủ yếu là nuôi ghép, rất ít hộ nuôi chuyên canh.

3.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển nghề thủy sản và đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Bắc

đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Bắc

3.4.1. Thuân loi

• •

- Thủy sản được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định và huyện Hải Hậu, vì thế luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền trong mọi hoạt động phát triển thủy sản.

- UBND huyện chỉ đạo quy hoạch hệ thống thủy lợi, ao nuôi; có chính sách khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Huyện có chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi ừồng thủy sản, đối với nuôi nước ngọt hỗ ừợ 2,7 triệu đồng/ha; đối với nuôi nước lợ được hỗ trợ 4,05 triệu đồng/ha.

Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tránh hiện tượng nuôi ừàn lan, nhỏ lẻ phá vỡ quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng trang trại, gia trại. [14]

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi thủy sản đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Xã Hải Bắc có vị trí nằm gần trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông khá hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu ừao đổi hàng hóa với các xã trong huyện, các huyện trong tỉnh. Đồng thời cũng là điều kiện ừong lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Những hộ nuôi trồng thủy sản đang dàn tập trung để thành lập các CLB, tổ hợp tác để các hộ nuôi ừao đổi, chuyển giao tiến bộ KHKT,

quản lý môi trường nuôi, cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y, phòng dịch bệnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ...

3.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động nuôi trồng thủy sản xã Hải Bắc gặp nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan.

Khó khăn khách quan

- Tình hình dịch bệnh thuỷ sản những năm qua diễn biến phức tạp trên mọi đối tượng nuôi thuỷ sản.

- Những biến động thời tiết bất lợi (quá lạnh, quá nóng...)

- Môi trường ô nhiễm, ngày càng nhiều chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp ảnh hưởng đến nguồn cấp nước ừong nuôi trồng thủy sản.

- Nuôi trồng thủy sản là nuôi trồng các loài sinh vật sống dưới nước cho nên rất khó quan sát trực tiếp được như trên cạn vì thế rủi ro ừong sản xuất lớn hơn nhiều.

Khó khăn chủ quan

- Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang còn phổ biến ở Hải Bắc

- Nuôi trồng thủy sản là nghề đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn và knh nghiệm. Tuy nhiên, lao động hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Hải Bắc hầu hết chưa qua đào tạo đã gây khỏ khăn trong việc áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đời sống của dân cư tham gia nuôi trồng thủy sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đất đai nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản bình quân hộ gia đình thấp.

- Hải Bắc có các làng nghề truyền thống, thu nhập từ làng nghề chiếm tỷ ừọng lớn, thu hút nhiều lao động tham gia vào các ngành nghề phụ. Tâm lí đa số người dân chấp nhận thu nhập thấp nhưng ổn định và ít rủi ro nên chọn làm nghề phụ, lấy công làm lãi. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng khó thu hút được người dân đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát độ đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã hải bắc, huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w