KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần loài côn trùng, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của sâu cuốn lá lamprosema indicata fabr trên cây đậu tương vùng ngoại thành hà nội vụ đông xuân 2014 2015 (Trang 53 - 55)

1. Kết luận

Qua quá trình điều tra thành phần loài côn trùng trên cây đậu tương ở Lai Sơn, Bắc Sơn, Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội từ tháng 10/2014 Ờ 4/2015 chúng tôi đã rút ra kết luận sau:

Trong thời gian điều tra đã thu được 24 loài sâu hại thuộc 5 bộ và 11 loài côn trùng thiên địch thuộc 3 bộ. Trong thành phần loài sâu hại đậu tương thì loài sâu hại xuất hiện với mật độ cao nhất đó chắnh là sâu cuốn lá Lamprosema indicata. Chúng bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 2 và mật độ tăng cao vào nửa cuối của tháng 3, khi cây đang ở giai đoạn phát triển khỏe nhất và đang ra hoa. Mật độ trung bình đạt 3,1 con/ cây.

Trưởng thành sâu cuốn lá Lamprosema indicata có sự khác biệt giữa con đực và con cái như màu con đực nhạt hơn, kắch thước nhỏ hơn còn con cái bụng phình to và thời gian sống của con cái thường hơn con đực 3 Ờ 5 ngày. Một cặp trưởng thành có thể đẻ trung bình khoảng 40 Ờ 100 quả khi nuôi trưởng thành bằng mật ong 10% trong điều kiện nhiệt độ phòng thắ nghiệm.

Trứng mới đẻ có màu trắng đục, lúc sắp nở có màu sữa hơi vàng nằm trên bề mặt lá. Thời gian phát dục của trứng trung bình 4 Ờ 5 ngày và tỷ lệ nở là 26,25%.

Ấu trùng của sâu cuốn lá Lamprosema indicata có 5 tuổi, kắch thước cơ thể lớn nhất của sâu rơi vào tuổi 5 đạt 15,4mm. Ấu trùng có thời gian phát dục trung bình là 13,37 ngày ở nhiệt độ phòng thắ nghiệm.

Nhộng của sâu cuốn lá có thời gian phát dục trung bình là 7,36 ngày trong điều kiện ở nhiệt độ phòng thắ nghiệm.

2. Kiến nghị:

Nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống thành phần các loài côn trùng sâu hại cũng như thiên địch của chúng và đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của các loài sâu hại để có biện pháp kiểm soát dịch hại vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường.

Nên khuyến cáo cho người nông dân hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độc tắnh cao gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người, sự mất cân bằng sinh thái cũng như ảnh hưởng đến côn trùng có lợi.

Có thể hạn chế loài sâu cuốn lá bằng cách như thu, bắt trứng, nhộng và diệt bướm trưởng thành của chúng.

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần loài côn trùng, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của sâu cuốn lá lamprosema indicata fabr trên cây đậu tương vùng ngoại thành hà nội vụ đông xuân 2014 2015 (Trang 53 - 55)