Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá L.indicata

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần loài côn trùng, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của sâu cuốn lá lamprosema indicata fabr trên cây đậu tương vùng ngoại thành hà nội vụ đông xuân 2014 2015 (Trang 36 - 42)

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá L.indicata

Sâu cuốn lá Lamprosema indicata thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera, họ bướm cỏ Crambidae.

Mô tả hình dạng, kắch thước, màu sắc là một trong những đặc điểm hình thái học của mỗi loài sinh vật, nó thay đổi theo từng loài, từng tuổi và số lượng cũng như chất lượng thức ăn. Để tìm hiểu điều này đối với loài sâu cuốn lá L. indicata, chúng tôi tiến hành thắ nghiệm và đã có những kết quả sau:

+ Giai đoạn trứng: Trưởng thành sâu cuốn lá L. indicata thường đẻ trứng vào ban đêm, đẻ thành cụm (ổ) mặt trên và mặt dưới của lá. Trứng mới đẻ có màu trắng đục lúc sắp đẻ có màu sữa hơi vàng nên dễ nhìn. Trứng có hình tròn hoặc bầu dục dẹp bề mặt nhẵn bóng. Đường kắnh trung bình của trứng là 0,5- 0,7 mm. Trứng phắa ngoài có vỏ tương đối cứng được cấu tạo bởi chất Protein và sáp. Khi nở sâu non cắn lớp vỏ ngoài để chui ra ngoài và từ đây sâu bắt đầu một cuộc sống mới.

+ Giai đoạn ấu trùng: Bước vào giai đoạn sâu non, một đặc điểm nổi bật là sự lột xác, sinh trưởng và lớn lên của sâu non. Sâu non sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì bị sự hạn chế của da, do đó sâu cần lột bỏ lớp da cũ thay bằng một lớp da rộng rãi hơn phù hợp hơn với sự tăng trưởng của nó. Sau mỗi lần lột xác sâu lớn thêm một tuổi. Ở mỗi tuổi khác nhau thì sâu có hình dạng kắch thước, màu sắc khác nhau. Khi lột xác ấu trùng co rút bụng lại, dồn dịch cơ thể từ phắa sau lên phắa đầu, ngực làm vỡ nứt biểu bì cũ, sau đó sâu chui qua biểu bì cũ. Ấu trùng khi mới nở ra hoạt động và chống đỡ với điều kiện ngoại cảnh rất yếu do lớp biểu bì ngoài chưa hình thành hoàn chỉnh. Qua thời gian và da sẫm lại, miệng cứng và bắt đầu hoạt động, bò đi tìm nơi ẩn náu và phá hoại. Ấu trùng từ tuổi này sang tuổi tiếp theo không thay đổi cấu tạo ngoài mà chỉ thay đổi kắch thước cơ thể. Ở tuổi 1 sâu có kắch thước cơ thể từ 0,56 mm- 2,2 mm có màu vàng nhạt. Đầu có kắch thước nhỉnh hơn thân một chút và chỉ thấy một chấm nâu nhỏ trên đầu. Khi sâu mới nở rất linh hoạt, bò rất khỏe để đi tìm thức ăn, ở tuổi này chúng có mức độ tàn phá mạnh, chúng có thể di chuyển ra khỏi tổ đến một cây khác bằng cách nhả tơ. Sang tuổi 2 sâu có kắch thước từ 3,00 mm- 5,5 mm có màu vàng nhạt và bắt đầu chuyển sang màu xanh nhạt, đầu đã xuất hiện màu nâu. Sau vài ngày sâu đến tuổi 3 thì quan sát thấy các túm lông thưa thớt trên mình sâu, đầu sâu hiện rõ màu nâu. Giai đoạn này kắch thước sâu phát triển nhỉnh hơn so với trước từ 5,9 mm Ờ 7,9 mm. Tiếp đến sâu lột xác để bước sang tuổi mới tuổi 4 quan sát kỹ trên mình sâu thấy các lông cứng mọc thưa thớt. Thân gồm 11 đốt, chân bò các đốt chân nhỏ phát triển đều nhau, gồm 3 đốt chân phần ngực và 4 đôi chân ở phần bụng và 1 đôi chân dạng móc câu ở cuối cùng mình sâu, chân ấu trùng không phân đốt. Mình sâu có hàng lông mảnh và ngắn, lưng sâu có vệt hơi đỏ. Miệng nằm phắa mặt dưới của đầu, thuộc

mép trước của đốt trước lồng vào mép dưới sau của đốt trước. Tuổi 5 thì sâu đã đẫy sức có kắch thước 11,5 Ờ 15,4 mm, ở tuổi này sâu bắt đầu ngừng ăn và dần chuyển sang màu vàng xanh. Cơ thể dần ngắn lại, đây là giai đoạn ấu trùng chuẩn bị vào nhộng gọi là tiền nhộng.

Hình 6: Ấu trùng của sâu cuốn lá L. indicata

+ Giai đoạn nhộng: Ấu trùng cuối tuổi 5 đã hoàn thành về sinh trưởng, bắt đầu ngừng ăn, không hoạt động, cơ thể co ngắn, màu sắc thay đổi, khi mới vào nhộng toàn thân sâu phớt vàng, sau chuyển sang màu xanh rồi khoảng 2 ngày sau nhộng chuyển sang màu đỏ nâu nhạt đến khi gần vũ hóa chuyển sang màu cánh gián. Giai đoạn nhộng của sâu không hoạt động nên không thể lẩn trốn trước kẻ thù, vì vậy trước khi hóa nhộng sâu non thường tìm nơi kắn đáo lợi dụng những vị trắ có tác dụng bảo vệ tự nhiên để hóa nhộng. Nhộng được bảo vệ bởi 1 ken màu trắng, nhộng của sâu cuốn lá L.indicata là loại nhộng màng, các chi phụ và cánh dắnh sát vào bề mặt cơ và được bao bằng một lớp màng có thể thấy các chi phụ phắa trong có màu nâu đỏ, kắch thước trung bình của nhộng là từ 10 mm Ờ 11 mm. Mình nhộng có 4 đốt, nhộng nhỏ dần ở phắa sau tạo thành nhọn ở cuối nhộng các đốt có thể cử động được. Khi vũ hóa nhộng cựa mình đỉnh đầu nhộng nứt ra và ngài chui ra. Việc cựa mình chui ra khỏi nhộng

của trưởng thành rất dễ dàng là nhờ đuôi nhộng được gắn cố định vào kén để làm điểm tì.

Hình 7: Nhộng của sâu cuốn lá đậu tƣơng L. indicata

+ Giai đoạn trưởng thành: là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát dục cá thể, thực chất là thời kì sinh sản. Ở pha này cơ thể côn trùng không lột xác, không có khả năng tăng kắch thước cơ thể. Khi sâu non làm kén có 1 bộ phận kén được dệt rất mỏng do đó nhộng chỉ cần cựa mình là có thể phá vỡ vỏ kén, sau đó nhờ sự cử động của cơ thể và chân tạo cho ngấn dọc giữa lưng nứt ra. Từ những đường nứt đó mà trưởng thành chui ra khỏi nhộng. Sâu vừa mới hóa trưởng thành cơ thể còn non yếu, cánh và các chi duỗi ra hoàn chỉnh. Phải sau vài tiếng dần dần da của sâu trưởng thành mới cứng lại, cánh và các chi phụ dần hoàn chỉnh. Toàn thân cánh được phủ 1 lớp phấn mỏng. Trưởng thành có màu vàng, thân dài 9 Ờ 12 mm, sải cánh 18 Ờ 24 mm. Trưởng thành bắt đầu hoạt động và hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Trưởng thành có một đôi râu sợi chỉ dài mảnh,1 -2 đốt ở chân râu hơi to, còn lại các đốt khác có kắch thước gần như bằng nhau. Miệng thuộc loài miệng hút, chúng hút mật hoa và thức ăn

của trưởng thành không phân đốt, trưởng thành có 2 mắt đơn, bụng và ngực phủ 1 lớp lông màu vàng. Ngực trước nhỏ, ngực giữa phát triển, bụng có 4 đốt. Có 3 đôi chân với 3 dạng khác nhau. Đôi thứ nhất gần đầu nhất chân không tạo nhánh, đôi thứ 2 tạo thêm 1 nhánh khi đậu tạo thành móc bám vào lá còn đôi thứ 3 có thêm 2 móc nhỏ nữa (hình 9).

Hình 8: Trƣởng thành sâu cuốn lá đậu tƣơng L. indicata

Trưởng thành mở rộng phạm vi phân bố hoạt động sống, phát tán đi kiếm ăn, tìm nhau để giao phối, chốn tránh kẻ thù nhờ có 2 đôi cánh được phủ lớp phấn màu vàng nhạt và trên cánh có viền đen cong, đôi cánh được phủ bởi lớp phấn màu vàng nhạt và trên cánh có viền đen cong, đôi cánh trước lớn hơn đôi cánh sau. Hai cặp cánh ngắn với nhau trong khi bay nhờ gai cánh nằm ở mép sau của cánh trước, khi không hoạt động hai đôi cánh xếp hình mái nhà trên cơ thể và tạo thành hình giống cái chuông. Phần bụng phủ lớp phấn màu vàng.Ở giai đoạn này có sự khác biệt về hình thái giữa con đực và con cái. Con đực màu sắc không đồng nhất, kắch thước nhỏ hơn và phần bụng màu đậm hơn con cái. Con cái có màu nhạt hơn, hoạt động chậm hơn và bụng phình to (bảng 3).

Bảng 3: Kắch thƣớc các pha phát dục của sâu cuốn lá L. indicata Pha phát dục Tổng cá thể theo dõi Chỉ tiêu theo dõi (mm) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng Đường kắnh 0,5 0,7 0,58ổ0,26

Ấu trùng Tuổi 1 30 Chiều dài 0,56 2,2 1,46ổ0,42 Chiều rộng 0,2 0,3 0,25ổ0,03 Tuổi 2 30 Chiều dài 3,0 5,5 4,9ổ0,45

Chiều rộng 0,44 0,55 0,5ổ0,04 Tuổi 3 30 Chiều dài 5,9 8,0 7,07ổ0,37

Chiều rộng 0,65 0,75 0,7ổ0,02 Tuổi 4 30 Chiều dài 9,4 11,05 10,26ổ0,03

Chiều rộng 0,95 1,3 1,08ổ0,06 Tuổi 5 30 Chiều dài 11,5 15,4 13,5ổ0,9

Chiều rộng 2,1 2,42 2,16ổ0,09 Nhộng Tiền nhộng 30 Chiều dài 12,2 13,6 12,84ổ0,4 Chiều rộng 2,2 2,31 2,25ổ0,07 Nhộng 30 Chiều dài 10,0 11,0 10,58ổ0,23 Chiều rộng 1,8 2,2 1,98ổ0,06 Trưởng thành Cái 30 Sải cánh 10,4 12,0 11,2ổ0,62 Thân 20,0 24,0 22,0ổ1,34 Đực 30 Sải cánh 9,0 11,2 10,65ổ0,54 Thân 18,3 20,6 19,6ổ1,2

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần loài côn trùng, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của sâu cuốn lá lamprosema indicata fabr trên cây đậu tương vùng ngoại thành hà nội vụ đông xuân 2014 2015 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)