Thành phần các loài côn trùng trên cây đậu tƣơng ở ngoại thành Hà Nội vụ đông xuân 2014 Ờ 2015:

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần loài côn trùng, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của sâu cuốn lá lamprosema indicata fabr trên cây đậu tương vùng ngoại thành hà nội vụ đông xuân 2014 2015 (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần các loài côn trùng trên cây đậu tƣơng ở ngoại thành Hà Nội vụ đông xuân 2014 Ờ 2015:

Nội vụ đông xuân 2014 Ờ 2015:

Qua quá trình điều tra thành phần các loài côn trùng trên cây đậu tương ở Lai Sơn, Bắc Sơn, Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội từ tháng 10/2014 Ờ 4/2015, chúng tôi đã thu được 24 loài sâu hại thuộc 5 bộ là: bộ cách vẩy (Lepidoptera), bộ cánh nửa (Heteroptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh giống (Homoptera) và bộ cánh thẳng (Orthoptera) (bảng 1) và có 12 loài thiên địch thuộc 3 bộ là: bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ bọ ngựa (Mantodea) (bảng 2).

Mỗi giai đoạn phát triển của cây đậu tương sẽ xuất hiện các loài côn trùng khác nhau. Ở đây, từ việc đi điều tra chúng tôi chia các giai đoạn của cây để đề cập đến sự xuất hiện của từng loài côn trùng:

Ở giai đoạn đầu (giai đoạn từ đậu nảy mầm đến cây có lá non) bắt đầu xuất hiện sâu xám hại thân, lá, và rễ. Mật độ sâu xám xuất hiện với mật độ cao dần và tập trung chủ yếu dưới đất, cũng ở giai đoạn này, trên ruộng đậu đã bắt đầu xuất hiện bọ cánh cụt 3 khoang và nhện lớn bắt mồi. Và ở giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá.

Giai đoạn phát triển (giai đoạn từ cây phát triển đến khi ra hoa): giai đoạn này tập trung nhiều loài côn trùng nhất. Tại ruộng đậu tương thuộc điểm nghiên cứu (Sóc Sơn, Hà Nội) thời kỳ này thì xuất hiện của sâu cuốn lá Lamprosema indicata với mật độ dày đặc đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Khi cây đến giai đoạn phát triển khỏe cũng là lúc tình hình sâu hại trên các cánh đồng xuất hiện nhiều loài trong đó có nhiều loài phổ biến như sâu khoang, sâu đo xanh, sâu xanh Ầ.và một số loài bắt gặp ắt như các loài sâu róm. Giai đoạn

này tình hình sâu hại xuất hiện nhiều nên các loài thiên địch chủ yếu thuộc bộ cánh cứng như các loại bọ rùa: bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vệt, v...và bọ chân chạy (Carabidae) xuất hiện ắt, với mật độ thấp. Loài bọ cánh cụt Paederus fuscipes xuất hiện nhiều, số lượng cá thể loài này đạt mức cao, khi cây đậu chuẩn bị ra hoa.

Giai đoan cuối (giai đoạn ra hoa đến khi thu hoạch): Mật độ sâu hại giảm xuống vì cây đã già, chỉ xuất hiện sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu đo, với tuần xuất bắt gặp thấp.

Một phần của tài liệu Điều tra nghiên cứu thành phần loài côn trùng, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của sâu cuốn lá lamprosema indicata fabr trên cây đậu tương vùng ngoại thành hà nội vụ đông xuân 2014 2015 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)