TNHS của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội phạm khác

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 27 - 28)

- Về chủ quan: Khi xem xét mặt chủ quan của ngƣời phạm tội chúng ta

1.3.2.TNHS của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội phạm khác

với tội phạm khác

Khi ngƣời phạm tội đƣợc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không phải họ đƣợc miễn toàn bộ trách nhiệm mà họ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả thực tế do hành vi phạm tội của họ gây ra. BLHS quy định: “nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội

khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này” [19, Điều 19].

Tội phạm khác là tội đƣợc quy định trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS ngoài tội định phạm. Ngƣời phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm này nghĩa là tội phạm này phải là tội đã hoàn thành (có đủ yếu tố CTTP cụ thể). Nếu ngƣời phạm tội chỉ chịu TNHS về chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chƣa đạt của tội phạm khác thì đồng nghĩa với việc ngƣời này không thực hiện đƣợc tội phạm đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn thì rõ ràng tội định phạm cũng là do nguyên nhân khách quan. Do đó, nếu nhƣ vậy thì không đƣợc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tội phạm khác có thể có cùng tính chất hoặc khác tính chất với tội định phạm. Ví dụ: Một ngƣời mua lựu đạn để giết ngƣời, mặc dù họ tự ý chấm dứt việc giết ngƣời, vẫn phải chịu TNHS về hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng [22] hoặc một ví dụ khác: Một

ngƣời có ý định giết ngƣời nên đã dùng dao đâm nạn nhân thấy nạn nhân bị thƣơng thì lại chấm dứt hành vi giết ngƣời và ngƣời này đƣợc miễn TNHS về tội giết ngƣời nhƣng vẫn phải chịu TNHS về tội cố ý gây thƣơng tích.

Một vấn đề khác đặt ra là tội phạm khác phải có mối quan hệ với tội định phạm. Tội phạm ở đây không phải là mục đích mà ngƣời phạm tội hƣớng tới, đó có thể là hành vi chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm (hành vi chuẩn bị trong chuẩn bị phạm tội) hoặc CTTP khác trong quá trình thực hiện tội phạm (giai đoạn phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành). Tội phạm khác không thể là tội không có quan hệ với tội định phạm. Nếu không có quan hệ với tội định phạm thì không thể coi là tội khác. Ví dụ:

Nguyễn Văn C do có thù tức với Bùi Tiến D nên định khi có điều kiện thuận lợi sẽ giết D, biết D hay đi họp về muộn nên C đã lợi dụng trời tối ẩn nấp trong bụi cây ven đƣờng định dùng dao giết D, nhƣng khi D đi qua C sợ bị đi tù vì giết D nên đã từ bỏ ý định giết D, trên đƣờng về C đã cán chết ngƣời do xe chạy qua tốc độ cho phép. Trong trƣờng hợp này C đã phạm tội “vi phạm quy

định về an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng”, nhƣng đây không phải

là tội phạm khác trong trƣờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo điều 19 BLHS, vì nó không liên quan đến hành vi định giết D của C [15, tr.25].

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 27 - 28)