Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộ

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 75 - 77)

- Về chủ quan: Khi xem xét mặt chủ quan của ngƣời phạm tội chúng ta

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộ

VIỆT NAM VỀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sự Việt Nam về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trƣớc xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế, cũng nhƣ nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội … thì một trong những biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng. Bởi lẽ, việc đổi mới pháp luật và hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành “chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền”

[6, tr.70]. để đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý nghiêm minh những ngƣời phạm tội, để góp phần tăng cƣờng pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền tự do cơ bản của công dân, cũng nhƣ lợi ích của xã hội và của Nhà nƣớc.

Do đó, việc hoàn thiện quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng không nằm ngoài mục đích hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, đồng thời sự cần thiết phải hoàn thiện chế định này còn thể hiện trên các phƣơng diện thực tiễn, lý luận và lập pháp.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự vẫn còn một số trƣờng hợp áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không đúng pháp luật, không có căn cứ pháp luật dẫn đến việc để lọt

tội phạm và phạm tội. Do nhận thức không thống nhất, các cơ quan chức năng hƣớng dẫn chƣa toàn diện và cụ thể nên các căn cứ áp dụng còn nhiều bất cập, việc đánh giá không chính xác thời điểm chấm dứt việc phạm tội, xác định thế là “tự nguyện” chấm dứt còn nhiều ý kiến tranh luận.

Về phƣơng diện lập pháp, việc hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong pháp luật hình sự góp phần giúp cho nhà làm luật nhận thấy những bất cập và hạn chế trong việc áp dụng để sửa đổi bổ sung những quy định mới cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới cũng đòi hỏi pháp luật hình sự của nƣớc ta nói chung và chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nói riêng cũng cần phù hợp và có sự tham khảo, chọn lọc các quy định của pháp luật hình sự các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của pháp luật hình sự Việt Nam.

Hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận thể hiện ở chỗ: Nó giúp phần cho cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tƣ pháp hình sự có nhận thức đúng đắn và thống nhất về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, về căn cứ và những điều kiện áp dụng để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập; Nó còn giúp cho những ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng (nhƣ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…) nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác để từ đó đƣa ra các quyết định áp dụng hay không áp dụng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với ngƣời phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, tránh làm oan ngƣời vô tội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của công dân mà còn cả bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (Trang 75 - 77)