Nâng cao nhận thức về vai tr của gia đình đối vi sự hình thành nhân cách trẻ g n iền v i nâng cao trình độ và năng ực giáo dục

Một phần của tài liệu Gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 88 - 90)

con cái của các bậc cha m

Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, là tổ ấm nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục và trưởng thành. gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ. Do đó môi trường gia đình là nền tảng, là cơ sở để trẻ hình thành nhân cách.. Nhiều quan điểm trước đây cho rằng: “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” hay gia đình chỉ có trách nhiệm sinh con, còn dạy dỗ, giáo dục là trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Vì thế không ít gia đình phó thác việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường, đoàn đội và xã hội, mối quan hệ giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội trở nên lỏng lẻo, không thống nhất được về nội dung, mục đích, phương pháp phối hợp, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn và bài

trừ lẫn nhau. Chỉ vì thế mà để phát huy vai trò của gia đình, của cha mẹ học sinh trong sự nghiệp giáo dục trước hết phải nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò của gia đình trong giáo dục con cái. Nhận thức đúng là khởi đầu của hành động đúng, nhận thức đầy đủ và đúng đắn vị trí, vai trò của giáo dục gia đình đối với sự hình thành nhân cách trẻ là yếu tố quan trọng trong sự thành công của giáo dục gia đình. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, gia đình không phải là thiết chế duy nhất chịu trách nhiệm giáo dục con trẻ nhưng nó là môi trường xã hội đầu tiên và có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc của con người. Giáo dục nhà trường xã hội, ảnh hưởng của bạn bè rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xã hội hoá con người. Song, đó chỉ là bạn đồng hành và là sự tiếp nối của giáo dục gia đình. Không thể thay thế vai trò của giáo dục gia đình vì 90 nhân cách đứa trẻ được hình thành từ bé đến lúc chúng 5 tuổi.

Cùng với nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách của thế hệ trẻ là nâng cao trình độ và năng lực giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Từ thực trạng giáo dục của gia đình ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục gia đình là do trình độ văn hoá, năng lực của một bộ phận cha mẹ (chủ thể giáo dục) không đáp ứng được việc giáo dục con cái; ý thức trách nhiệm chưa cao, còn lúng túng về nội dung cũng như phương pháp giáo dục, chưa thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống để con cái noi theo. Vì thế trong giáo dục của gia đình, bản thân cha mẹ trước hết phải là người có giáo dục. Trước đây trong giáo dục con cái, cha mẹ chỉ cần có một số kinh nghiệm rút ra từ bản thân hoặc thêm nữa là kinh nghiệm của anh em, bà con dòng tộc là đủ. Thậm chí cha mẹ có thể dạy con bằng phương pháp cưỡng bức, áp đặt. Ngày nay, muốn giáo dục tốt con em mình, đầu tiên là cha mẹ phải thường xuyên học tập nhằm nâng cao trình độ, không ngừng hoàn thiện

bản thân mình và là tấm gương ham học tập để con cái noi theo. Sự tu dưỡng, gương mẫu của cha mẹ sẽ tạo uy tín cho con cái. Sự hiểu biết có tác động củng cố cho uy tín của cha mẹ, đồng thời có năng lực giáo dục con cái.

Một phần của tài liệu Gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 88 - 90)