Đổi mi và hoàn thiện hệ thống chính sách gia đình nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu: xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,

Một phần của tài liệu Gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 90 - 92)

hiện có hiệu quả mục tiêu: xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững - cơ sở cho việc nâng cao vai tr của gia đình đối v i sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ

Trước hết cần tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình đến từng gia đình Việt Nam. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm ,bình đẳng bền vững”. Tiếp đó là tuyên truyền các văn bản khác như Công ước về quyền trẻ em,... để bố mẹ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình cũng như con cái trong gia đình. Tìm ra cách ứng xử tốt hợp lý nhất để giáo dục được trẻ trở thành người con hiếu thảo, người công dân tốt cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi nhân cách của thế hệ tương lai đất nước. Tăng cường hơn nữa các chính sách tác động đến gia đình, mặc dù nhà nước ta đã có một hệ thống chính sách nhằm xây dựng gia đình như: Luật hôn nhân và gia đình; Pháp lệnh bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1979; Chính sách dân số kế họach hoá gia đình ban hành từ năm 1963 và được bổ sung nhiều lần; Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993.

Ngoài ra nhà nước cũng cần xây dựng những chính sách mới và bổ sung thêm những nội dung mới của các chính sách đã có nhằm tạo điều kiện cho các gia đình phát triển kinh tế như: Chính sách tiền lương với công nhân

viên chức, tạo việc làm cho người lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là đối với nông thôn vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. Mục đích là tạo điều kiện nâng cao đời sống kinh tế cho mỗi gia đình, làm nền tảng để cha mẹ có điều kiện, thời gian quan tâm giáo dục con và tiếp xúc với sự tiến bộ của đất nước và nhân loại.

Trong hoàn cảnh đổi mới đất nước, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị tiêu dùng, mọi thành viên trong gia đình phải dựa vào gia đình nhiều hơn trước đây (đặc biệt là thành viên chưa trưởng thành). Do vậy, cần phải đầu tư vào gia đình, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần để gia đình làm tốt chức năng của nó. Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tư liệu, có vốn để sản xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao rộng ở nông thôn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của đạo đức trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động "xóa đói, giảm nghèo", "giúp nhau lập nghiệp", giúp nhau làm giàu.

Bảo đảm cho những chính sách xã hội được thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản... bằng cách lồng ghép các chương trình mục tiêu. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp... tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp. Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia đình có điều kiện vật

chất tối thiểu (gia tài), chỗ ở (gia cư), môi trường sống (gia cảnh) làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình (gia đạo, gia huấn) tạo một nền nếp đạo đức gia đình (gia phong). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng đề ra trong Đại hội Đảng VII (1991) ghi rõ: các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ.

2.2.3 Nâng cao đ i sống vật chất và tinh th n cho các gia đình trên cơ sở thực hiện tốt các chính sách, chủ trương phát tri n inh tế - x hội ở

Một phần của tài liệu Gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)