VI. BỘ ĐIỀU KHIỂN:
2— Độ phân giải:
Độ phân giải là trị biến đổi nhỏ nhất của tín hiệu vào được yêu cầu để
thay đổi mã ra lên một mức. Độ phân giải được đưa ra với giả thuyết lý tưởng.
3) độ chính xác:
Là sự sai lệch giữa giá trị điện áp vào so với giá trị tương đương với mã
xuất ra, thường có ghi trong đặc tính của bộ ADC thương mại.
4) Đầu vào của bộ ADC:
Tùy theo công nghệ chế tạo mà bộ ADC có ngõ vào đơn cực hay lưỡng
cực, đa số nằm trong khoảng 0 đến 5V hoặc 0 đến 10V loại đơn cực, -5V đến 5V
hoặc -10V đến +10V loại lưỡng cực. Tín hiệu vào cần phù hợp với tầm vào xác định của bộ ADC. Nếu đầu vào không nằm trong thang thì sẽ tạo mã vô dụng ở đầu ra. Vấn để này được giải quyết bằng cách chọn độ lợi thích hợp ở đầu vào
analog.
Khi sử dụng ADC đơn cực mà có đầu vào lưỡng cực trong khoảng >+Vpp
thì ta phải cộng điện áp vào Vi nằm trong khoảng 0 đến +2Vpp. Tín hiệu này
được đưa đến đầu vào bộ ADC. Nếu sử dụng ADC lưỡng cực thì không cần cộng
tín hiệu mà đầu ra sẽ nhận được tín hiệu lưỡng cực.
5) Đầu ra bộ ADC:
Các ADC có đầu ra thường là 8§,10,12,14,16 bit và cũng có loại 3 1⁄2 digit
hay 5 1⁄2 đigit dạng mã BCD dùng cho dụng cụ đo lường số. 6) Tín hiệu tham chiếu Vr:
Mọi ADC đều có tín hiệu cần tham chiếu Vr. ADC càng muốn chính xác
thì cần có Vr càng ổn định. Thường người sử dụng ADC cần ổn áp Vr bởi ổn áp xung hay ổn áp tuyến tính.
7) Tín hiệu điều khiển:
Mọi ADC cần xung clock và các tín hiệu điều khiển cho nó hoạt động.
Thiết bị ngoài giao tiếp với ADC sẽ khởi động ADC bằng cách phát một xung
start vào ngỏ vào star của nó. ADC sẽ nhận biết xung khởi động này và cho
phép bắt đầu cuộc chuyển đổi tương ứng với mỗi xung clock kích hoạt đưa vào.
Và sau mỗi bước chuyển đổi tuỳ vào ngỏ vào Vi thì nó hoàn thành đồng thời nó
kéo một đường tín hiệu chỉ báo là nó đã hoàn tất quá trình biến đổi. Sau đó lại
bắt đầu một bước chuyển đổi khác.