Xác định năng suất:

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch vận chuyển và bảo quản sản phẩm nghề nuôi ba ba (Trang 28)

2.1. Năng suất thô:

Phương pháp xác định năng suất nuôi ba ba thô nhằm xác định được tổng khối lượng ba ba trên một đơn vị diện tích nuôi. Việc xác định năng suất được tiến hành vào cuối vụ nuôi sau khi thu hoạch xong nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ao hồ.

- Xác định khối lượng ba ba thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán năng suất thô ba ba theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi:

Tỷ lệ sống = Nt N0 x 100% Tỷ lệ sống = Ss St x 100%

Trong đó:

Kth: Khối lượng ba ba thu hoạch (kg)

S0: Diện tíchao nuôi ba ba (ha)

2.2. Năng suất tinh

Phương pháp xác định năng suất nuôi ba ba nhằm xác định được tổng khối lượng ba ba tăng thêm trên một đơn vị diện tích nuôi. Việc xác định năng suất được tiến hành vào cuối vụ nuôi sau khi thu hoạch xong nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ao hồ.

- Xác định khối lượng ba ba thả ban đầu.

- Xác định khối lượng ba ba thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi. - Tính toán năng suất tinh ba ba theo chu kỳ nuôi vào cuối vụ nuôi:

Trong đó:

Ko: Khối lượng ba ba thả ban đầu (kg)

Kth: Khối lượng ba ba thu hoạch (kg)

S0: Diện tíchao nuôi ba ba (ha) 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế: ta phải tính toán được chi phí sản xuất của một vụ nuôi (gồm có: con giống, thức ăn, hoá chất, thuốc xử lý, lương trả công nhân, lương cán bộ kỹ thuật, tiền thuê đất), sau khi thu hoạch tính được tổng doanh thu của ao nuôi sau 1 vụ. Từ đó, ta tính được hiệu quả kinh tế (hay lợi nhuận thu được sau 1 vụ nuôi/ao).

3.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi:

- Tổng chi: việc xác định chính xác các chi phí về con giống, chi phí thức ăn, chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí năng lượng, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác (thuốc và hoá chất xử lý trong quá trình nuôi), sẽ giúp người nuôi tính toán tổng chi phí cho toàn bộ vụ nuôi một cách chính xác.

Năng suất thô = Kth S0

Năng suất tinh = Kth

K0

Tổng chi phí phục vụ cho một vụ nuôi ba ba thương phẩm chính là tổng các chi phí mà người nuôi bỏ ra trong suốt quá trình nuôi.

- Tổng thu: được xác định thông qua tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm ba ba thương phẩm.

3.2. Xác định hiệu quả

Hạch toán kinh tế được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01vụ/01ha. STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN I TỔNG DOANH THU - Ba ba thương phẩm: + Ba ba thu tỉa + Ba ba thu toàn bộ II CHI PHÍ

- Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu - Các chi phí khác

III LỢI NHUẬN (1ha) [ I – II ] B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

- Câu hỏi:

+ Nêu phương pháp xác định tỷ lệ sống?

+ Nêu phương pháp hoạch toán kinh tế cho một vụ nuôi ? - Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Xác định tỷ lệ sống của ba ba

+ Bài tập 2: Hoạch toán kinh tế cho một vụ nuôi ba ba.

C. Ghi nhớ:

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun :

+ Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình Nuôi ba ba trình độ Sơ cấp nghề

+ Được dạy sau khi đã học các môn học giới thiệu chung nghề nuôi ba ba, mô đun xây dựng ao nuôi ba ba, chuẩn bị ao, chọn và thả giống, cho ăn và kiểm tra sinh trưởng, quản lý môi trường và dịch bệnh.

+ Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm là mô đun thực hiện việc chuẩn bị, thu hoạch ba ba, vận chuyển, bảo quản sản phẩm và đánh giá kết quả.

+ Mô đun thuộc chương trình dạy nghề nuôi ba ba đồng thời có thể thực hiện giảng dạy độc lập cho người học hành nghề thu hoạch ba ba.

II. Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp thu hoạch ba ba, vận chuyển và bảo quản sản phẩm

- Nêu được phương pháp tiến hành thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Thực hiện được qui trình kỹ thuật thu hoạch ba ba, vận chuyển và bảo quản sản phẩm.

- Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm Thời lƣợng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra Bài mở đầu Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 1 1 M6-01 Bài 1: Chuẩn bị Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 12 1 11 M6-02 Bài 2: Thu hoạch ba ba Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 15 3 11 1 M6-03 Bài 3: Vận chuyển ba ba Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 15 3 11 1

M6-04 Bài 4: Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 15 3 12 M6-05 Bài 5: Đánh giá kết quả Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 6 1 5

Kiểm tra kết thúc mô đun

4 4

Tổng cộng: 68 12 50 6

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chuẩn bị

4.1.1. Bài tập 1: Chuẩn bị dụng cụ - Nguồn lực:

+ Chậu: 3 chậu/ 1 nhóm 5 học viên

+ Thùng xốp: 3 thùng/ 1 nhóm 5 học viên + Khay nhựa: 3 khay/1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm:

+ Thùng xốp chắc chắn, tạo lỗ thoáng cho thùng. + Chậu, khay nhựa chắc chắn đảm bảo.

4.1.2. Bài tập 2: Chuẩn bị phương tiện vận chuyển - Nguồn lực:

+ Phương tiện vận chuyển thô sơ: quang gánh, xe kéo, xe cải tiến, xe máy.

+ Phương tiện vận chuyển chuyên dụng: xe ô tô.

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định phương tiện chính xác theo yêu cầu vận chuyển.

4.2. Bài 2: Thu hoạch ba ba

4.2.1. Bài tập 1: Thu ba ba thương phẩm trong ao. - Nguồn lực:

+ Dụng cụ chứa ba ba: xô, chậu

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 8 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Thu được ba ba trong ao đảm bảo an toàn cho người và ba ba.

4.2.2. Bài tập 2: Bảo quản ba ba sau thu hoạch. - Nguồn lực:

+ Ba ba: 5 con/ 1 nhóm 5 học viên + Muối ăn: 1kg/ 1 nhóm 5 học viên + Nước sạch: 1m3

+ Bể xi măng: 01 bể thể tích 1m3

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Ba ba được bảo quản sống khỏe mạnh.

4.3. Bài 3: Vận chuyển ba ba

4.3.1 Bài tập 1: Đưa ba ba vào thùng vận chuyển + Ba ba thương phẩm: 3 con/ 1 nhóm 5 học viên + Túi nilon, túi vải: 3 túi/ 1 nhóm 5 học viên + Thùng xốp: 2 thùng/1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Ba ba được xếp vào thùng an toàn. 4.3.2. Bài tâp 2: Xếp vật liệu giữ ẩm

- Nguồn lực:

+ Ba ba được xếp vào thùng + Vật liệu giữ ẩm: rong, bèo

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Xếp vật liệu vào thùng chứa ba ba. 4.3.3. Bài tâp 3: Cố định thùng vận chuyển

- Nguồn lực:

+ Thùng xốp: 3 thùng/1 nhóm 5 học viên

+ Dây chun: 2 cuộn/ 1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 4 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Thùng chứa ba ba được cố định chắc chắn

4.4. Bài 4: Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

4.4.1. Bài tập 1: Làm sạch ba ba - Nguồn lực: + Thùng xốp: 02 thùng + Chậu: 02 chậu + Bàn chải: 02 cái + Ba ba: 05 con

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 5 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: ba ba sạch sẽ, an toàn cho ba ba và học viên 4.4.2. Bài tập 2: Phân loại ba ba sau thu hoạch.

- Nguồn lực: + Thùng xốp: 02 cái + Chậu: 02 cái + Cân: 01 cái + Thước: 02 cái + Ba ba: 10 con

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: ba ba sạch sẽ, an toàn cho ba ba và học viên

4.5. Bài 5: Đánh giá kết quả

4.5.1. Bài tập 1: Xác định tỷ lệ sống của ba ba - Nguồn lực:

+ Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên

+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm:

+ Kết quả tỷ lệ sống

4.5.2. Bài tập 2: Hoạch toán kinh tế cho một vụ nuôi ba ba. - Nguồn lực:

+ Máy tính cá nhân: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Vở: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên

+ Bút: 1 cái/1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Thời gian thực hiện: 3 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kết quả lỗ, lãi của một vụ nuôi.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chuẩn bị

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Số lượng và chất lượng dụng cụ thu hoạch, vận chuyển

Quan sát sản phẩm, đối chiếu với tiêu chuẩn.

Số lượng và chất lượng phương tiện Quan sát sản phẩm, đối chiếu với tiêu chuẩn.

5.2. Bài 2: Thu hoạch ba ba

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Phương pháp thu hoạch và bảo quản ba ba sau thu hoạch

Khả năng hiểu biết kiến thức của từng học viên

Thao tác bắt ba ba trong ao Quan sát quá trình thực hiện và có lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên

Bảo quản ba ba sau thu hoạch. Quan sát quá trình thực hiện và có lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên

5.3. Bài 3: Vận chuyển ba ba

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Phương pháp xử lý ba ba trong quá trình vận chuyển?

Khả năng hiểu biết kiến thức của từng học viên

Đưa ba ba vào thùng vận chuyển Quan sát quá trình thực hiện và có lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên

Xếp vật liệu giữ ẩm Quan sát quá trình thực hiện. Cố định thùng vận chuyển Quan sát quá trình thực hiện.

5.4. Bài 4: Bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Làm sạch ba ba thương phẩm Quan sát quá trình thực hiện và có lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên

Phương pháp phân loại ba ba Khả năng hiểu biết kiến thức của từng học viên

5.5. Bài 5: Đánh giá kết quả

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Phương pháp xác định tỷ lệ sống và hoạch toán kinh tế cho một vụ nuôi.

Khả năng hiểu biết kiến thức của từng học viên

Tính toán tỷ lệ sống. Quan sát quá trình thực hiện. Hoạch toán kinh tế cho một vụ nuôi

ba ba.

Quan sát quá trình thực hiện và có lưu ý đến mức độ tích cực của từng học viên

VI. Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đặc sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2007

2. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007

3. Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Đăng Khoa, giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007

4. Nguyễn Thị Thuyết, giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007

5. Ngô Trọng Lư, Kỹ thuật nuôi cá chuối, cá chình, Chạch, cá bống bợp, lươn, nhà xuất bản Hà Nội, 2003

6. Ngô Trọng Lư, Nguyễn Kim Độ, Nguyễn Thị Vĩnh, Kỹ thuật nuôi tăng sản ba ba, ếch, lươn, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2001

7. Nguyễn Duy Khoát, Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, trê lai, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1999.

8. Phạm Trang & Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2000

9. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ba ba gai, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005

10. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 11. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước

ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005.

12. Vụ nghề cá, Tổng kết kỹ thuật nuôi ba ba ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1998

13. Vụ nghề cá, Nuôi đặc sản, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bộ thủy sản, 1996.

14. Tiêu chuẩn ngành, 28 TCN 113: 1998, quy trình sản xuất ba ba giống, Bộ thủy sản, Hà Nội, 1998

15. Tiêu chuẩn ngành, 28 TCN 114: 1998, quy trình nuôi ba ba thương phẩm, Bộ thủy sản, Hà Nội, 1998

17. http://agriviet.com/nd/1028-ky-thuat-nuoi-ba-ba-thuong-pham/ 18. http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2007/10/7097.html 19. http://www.babavn.com/index.php?option=com_content&view=article&id= 32:nuoi-baba-sieu-li-nhun-&catid=13:t-vn-khach-hang&Itemid=12 20. http://babahaivan.vn/VN/Index.aspx?P=51&Ma=44&Ma1=1&Ma2=1&Ma3 =1

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản

2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản

4. Các ủy viên:

- Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I

- Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Bà Đặng Thị Minh Diệu - Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản

- Ông Thái Thanh Bình - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Nguyễn Văn Buội - Phó trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre./.

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch vận chuyển và bảo quản sản phẩm nghề nuôi ba ba (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)