SEM và Fe-SEM

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme compozit từ nhựa polyeste không no (pekn) gia cường bằng hạt nano silica sử dụng phương pháp trộn hợp trong dung dich (Trang 41 - 47)

Hình 3.6: Ảnh SEM mẫu vật liệu PC co chứa 1,75 % khối lượng silica A200.

Hình 3.8: Ảnh SEM và Fe-SEM của mẫu vật liệu PC có chứa 1,75 % silica A200. Các ảnh từ hình 3.6 đến hình 3.8 cho thấy các hạt silica A200 có khuynh hướng kết tụ lại với nhau và rất khó để nhận được sự phân bố đồng đều của các hạt nano silica A200 trong nhựa nền PEKN.

Hình 3.10: Ảnh Fe- SEM của mẫu vật liệu với sự có mặt của 1,75% A200 và 4% GF4 . Sự có mặt của hợp chất ghép nối GF4 trong khi trộn hợp để biến tính nano silica A200 làm tăng khả năng phân bố của nano silica A200. Hình 3.9 và hình 3.10 cho thấy sự có mặt của GF4 cho kết quả khá tốt khi phân tán nano silica A200 vào nhựa PEKN. Các hạt nano silica phân tán đồng đều hơn và hiện tượng kết tụ các hạt nano silica giảm khá rõ rệt.

Hình 3.12: Ảnh Fe-SEM của mẫu vật liệu chứa 1,75% khối lượng R7200.

Quan sát ảnh Fe-SEM của mẫu vật liệu PC với chất độn nano silica R7200 ta thấy phương pháp trộn hợp dung dịch đã giải quyết tốt vấn đề phân tán nano silica vào trong nhựa nền. Hình 3.11 và hình 3.12 đã cho thấy các hạt silica R7200 phân bố tách rời và đồng đều trong nhựa PEKN với kích thước hạt vào khoảng từ 10 – 30 nm. Hiện tượng kết tụ ít xảy ra do bề mặt của nano silica đã được biến tính để loại bỏ các nhóm chức phân cực trên bề mặt. Điều này giải thích tại sao tính chất của các mẫu vật liệu PC với sự gia cường của chất độn nano silica đã biến tính R7200 có các tính chất vượt trội so với vật liệu PC từ nano silica chưa biến tính A200.

Từ hình ảnh Fe-SEM của vật liệu PC đi từ nano silica R7200 ta thấy phương pháp trộng hợp thông thường sử dụng trong công trình nghiên cứu đã giải quyết rất tốt vấn đề phân tán của silica R7200 trong nhựa nền.

Hình 3.15: Ảnh Fe-SEM của mẫu vật liệu chế tạo bằng phương pháp trộn hợp có sử dụng dung môi phụ với hàm lượng 1,75 % khối lượng silica A200 có mặt 4% GF4.

Hình 3.16: Ảnh Fe-SEM của mẫu vật liệu chế tạo bằng phương pháp trộn hợp có sử dụng dung môi phụ với hàm lượng 1,75 % khối lượng silica A200 có mặt 4% GF4. Hình 3.15 và hình 3.16 thể hiện cấu trúc bên trong của vật liệu PC chế tạo bằng phương pháp dung môi phụ. Kết quả cho thấy nano silica phân tán khá tốt trong môi trường nhựa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme compozit từ nhựa polyeste không no (pekn) gia cường bằng hạt nano silica sử dụng phương pháp trộn hợp trong dung dich (Trang 41 - 47)