Khảo sát thời gian gel hóa và hàm lượng phần gel

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme compozit từ nhựa polyeste không no (pekn) gia cường bằng hạt nano silica sử dụng phương pháp trộn hợp trong dung dich (Trang 33 - 34)

Hàm lượng phần gel là thông số quan trọng thể hiện mật độ đóng rắn của vật liệu PC ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất của vật liệu PC khi hàm lượng phần gel càng lớn (càng gần đến giá trị 100 %) thì mức độ đóng rắn xảy ra càng hoàn toàn.

Đề tài đã sử dụng chất xúc tác MEKP – loại chất xúc tác khơi mào phản ứng trùng hợp gốc tự do nhựa polyeste không no – với các tỷ lệ thay đổi từ 0,4 đến 0,8 % phần khối lượng so với nhưạ nền. Quá trình khảo sát được thực hiện ngay tại nhiệt độ phòng ở 25

oC. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác MEKP đến thời gian gel hóa và hàm lượng phần gel của nhựa polyeste được trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thời gian gel và hàm lượng phần gel của nhựa nền PEKN. STT Hàm lượng MEKP

(% PKL)

Thời gian gel (phút) Hàm lượng phần gel (%) 1 0.4 80 91.77 2 0.5 69 95.09 3 0.6 56 95.15 4 0.7 45 96.12 5 0.8 31 94.67

Dựa vào kết quả khảo sát thu được qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: Nhựa PEKN 2508PT – WV có hàm lượng phần gel tương đối cao và thời gian gel hóa phù hợp cho quá trình gia công vật liệu PC bằng phương pháp trộn hợp dung dịch.

Từ đó, đề tài đã lựa chọn ra chế độ đóng rắn thích hợp nhất cho loại nhựa này như sau: Hàm lượng chất xúc tác MEKPO tối ưu cần dùng cho việc chế tạo vật liệu là 0,7 % ứng với hàm lượng phần gel đạt giá trị cao nhất (96,12%) và thời gian gel hóa là 45 phút.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme compozit từ nhựa polyeste không no (pekn) gia cường bằng hạt nano silica sử dụng phương pháp trộn hợp trong dung dich (Trang 33 - 34)