Thực tế thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chính sách đối với phụ nữ (Trang 36 - 37)

Nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực giới c òn thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng bạo lực trong gia đình.

Hiện nay chúng ta đã có nhiều quy định pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình, song những quy định đó nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau nên việc vận dụng để xử lý hết sức khó khăn. Các quy định c ủa pháp luật chỉ dừng ở mức để xử lý điều chỉnh chung mọi hành vi bạo lực trong xã hội mà chưa có quy định riêng điều chỉnh các hành vi bạo lực gia đình nên đòi hỏi người áp dụng phải có trình độ và năng lực pháp lý mới có thể vận dụng c ác quy định hiện hành để phòng ngừa ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Đặc biệt ở Việt Nam chưa có thói quen vận dụng các quy định c ủa pháp luật để xử lý tình trạng bạo lực gia đình. Mặc dù bạo lực gia đình dẫn đến hậu quả nghiêm trọng song vẫn được xem đó là chuyện gia đình và chỉ giải quyết nội bộ mà không đưa ra chính quyền hoặc c ơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý.

Hiện nay một số cán bộ địa phương còn quan niệm bạo lực gia đình là hành vi đánh đập, gây thiệt hại cho tính mạng thân thể của phụ nữ và trẻ em và những hành vi đó mới dùng pháp luật để xử lý. Còn những hành vi chửi mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng đối với vợ; của cha mẹ đối với con cái đó là chuyện thường tình theo kiểu "Thương thì cho roi, cho vọt".

Pháp luật nước ta chưa có các quy định c ụ thể để xác định hành vi nào được xếp vào hành vi bạo lực gia đình và c ác quy định c ụ thể với những chế tài cụ thể để xử lý hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi đó. Có những quy định pháp luật còn chồng chéo mâu thuẫn giữa văn bản này với các văn bản khác, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, nên hiệu quả điều c hỉnh c ủa pháp luật đối với các hành vi bạo lực gia đình không cao, dẫn đến không bảo vệ triệt để được c ác quyền

37

của phụ nữ và trẻ em. Pháp luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em phòng chống bạo lực gia đình được quy định không ít, nhưng việc tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi công dân nắm để chấp hành. Đặc biệt phụ nữ và trẻ em chưa thấy được pháp luật là một công c ụ quan trọng và sử dụng nó để đấu tranh với các hành vi bạo lực gia đình.

Đối với các cơ quan Nhà nước c ó thẩm quyền, c ác tổ chức xã hội và các cá nhân được Nhà nước trao quyền chưa triệt để trong áp dụng pháp luật để phòng chống bạo lực gia đình thậm chí ở số địa phương còn nể nang ngại va chạm. Vì vậy bạo lực gia đình vẫn tồn tại, và quyền lợi của phụ nữ, trẻ em chưa được bảo vệ triệt để.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chính sách đối với phụ nữ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)