Nội dung của chính sách

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chính sách đối với phụ nữ (Trang 25 - 27)

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ nữ. Đảng xác định, c ông tác cán bộ nữ là một nội dung quan trọng trong công tác cán

26

bộ c ủa Đảng. Quan điểm này được thể hiện nhất quán trong các c hỉ thị, nghị quyết của Đảng, được đưa vào các văn bản luật và dưới luật như Chỉ thị 37-CT/TW về “Một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Các kỳ ĐH Đảng (IX, X, XI), Bộ Chính trị đều ban hành Chỉ thị về công tác chuẩn bị nhân sự, trong đó khẳng định “bảo đảm tỷ lệ cấp ủy viên là nữ không dưới 15%”, Chỉ thị 37 năm 2009 c òn xác định “cần có cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy”. Năm 2007, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Nhằm góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, với sự hỗ trợ của tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV), ngày 26-3- 2013, tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao năng lực của phụ nữ (CEPEW) tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách về thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo. Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các ban, đơn vị Trung ương Hội, đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động về lĩnh vực bình đẳng giới, một số nhà nghiên cứu giới.

Một là, xây dựng quy hoạch cán bộ nữ toàn diện và đồng bộ hơn hiện nay để phát huy được khả năng đa dạng và sức mạnh tổng hợp của nữ giới, bên cạnh quy hoạch loại cán bộ: lãnh đạo quản lý cần thực hiện các loại cán bộ cơ bản khác trong đội ngũ cán bộ nữ nước ta hiện nay là: cán bộ giáo dục, khoa học, công nghệ; cán bộ quản lý kinh doanh – doanh nhân; cán bộ văn hóa, nghệ thuật; cán bộ tham mưu c hiến lược, c huyên gia.

Hai là, tăng cường yếu tố nhân tài, c hất lượng cao trong công tác quy hoạch và đào tạocán bộ trong hệ thống chính trị nước ta. Mục tiêu thu hút, sử dụng, phát huy được nhân tài c ần được quán triệt sâu sắc hơn và thực hiện c ó tính chiến lược, xuyên suốt trong công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ nói riêng. Ba là, đưa các chỉ tiêu về bình đẳng giới đã được Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị khóa X xác định vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn. Có chế tài mạnh hơn đối với các tập thể, cá nhân có thẩm quyền không thực hiện c ác nhiệm vụ chính trị này và không chấp hành luật bình đẳng giới.

Bốn là, Hội LHPN Việt Nám cần tiếp tục thuyết phục, phối hợp với các c ấp, bộ, ngành có lien quan thực hiện sửa đổi Điều 145 Luật Lao động cho phù hợp với

27

nguyên tắc bình đẳng giới, trước hết là đối với công việc, ngành nghề phù hợp. Trước khi Quốc hội sửa Luật, Hội có thể kiến nghị với Trung ương kéo dài tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, công tác c ủa nữ bằng nam đối với một số đối tượng đặc thù, trong đó có nhóm đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cấp ủy tỉnh, thành phố và tương đương trở lên.

Năm là, Hội LHPN Việt Nam cần gây ảnh hưởng, tác động tích cực hơn trong quá trình xây dựng, thực hiện đề án quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ của các cấp ủy địa phương, bộ, ngành… Hội c ần thực hiện c hức năng, nhiệm vụ phản biện và giám sát đối với quá trình hoạch định và thực thi c hính sách vủa các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan tới vấn đề bình đẳng giới và đội ngũ cán bộ nữ.

Sáu là, quyết tâm hoàn thiện chính sách và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc không bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ c hốt là người địa phương.

Bảy là, cấp ủy, cơ quan tham mưu, lãnh đạo công tác tổ chức - cán bộ cần coi trọng hơn nữa phương pháp thi tuyển, thu hút và sử dụng nhân tài trong việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng c án bộ lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chính sách đối với phụ nữ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)