Bệnh do những sán lả thuộc họ Lepodermatidae,
giống Prosthogonimus gây nên. Sán thường ở ống dấn trứng, túi’ Fabricius, huyệt của gà. Qua điều tra đã thay ở
gà nước ta có loài p. cuneatus, p. ovatus, p. macrorchis, p. brauni, p. rudoỉphii. Tỷ lệ gà nhiễm từ 5-7%. Ký chủ trung gian thường là loài chuồn chuồn.
Hình thái
Thân sán dẹt, mỏng, có dạng quả lê. Tuỳ từng loài sán có chiều dài 5-15 mm, rộng từ 3-7 mm. Trong thân sán có chứa cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phân sinh dục cái (buồng trứng, tử cung). Trứng sán có kích thước 24-30 X 10-15 [I. Sán có hai giác hút: một ở miệng để hút chất dinh dưỡng, một ở bụng đe bám vào nơi ký sinh.
Hình 8: Sấn lá bộ máy sinh dục gà a- Prosthogonlmus ovatus; b- p. cuneatus
Vòng đỏi
Chu kỳ phát triển của sán phải qua hai ký chủ trung gian. Trứng sán lá được bài xuất theo phân gà ra ngoài. Đe tríms tiếp tục phất triển cần có môi (rường nước, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, sau 8-10 ngày mao ấu hình thành trong trứng. Loài ốc ký chủ trung gian (ốc nước ngọt) 34
nuốt phải trứng này, vào cơ thể ấu trùng chui ra khỏi trứng sán và chui vào ruột ốc rồi vào gan và trở thành bào ấu sau đó thành vĩ ấu. Thời gian này kéo dài khoảng một tháng rưỡi. VI ấu tập hợp trong gan ốc sau đó thoát ra môi trường nước bên ngoài.
Hình 9: a- Chu kỳ phát triển của sán lá Prosthogonimus; b- ấu trùng chuồn chuồn ký chủ phụ của sán lá
Đe tiếp tục phát triển, ấu trùng sán lá cần xâm nhập vào ký chủ trung gian II là trĩ ấu của chuồn chuồn. VI ấu bơj Irong nước chui vào miệng hay qua hậu mòn của trĩ ấu chuồn chuồn, ở đó vĩ ấu rụng đuôi, di hành từ túi hô hấp phía sau vào cơ và đóng kén ở đó. Thời gian này cần 24- 30 giờ. Âu trùng trong kén lớn lên và sau 2 iháng tới giai đoạn cảm nhiễm. Khi ấu trùng chuồn chuồn thành chuồn chuồn trưởng thành, kén vẫn nằm trong cơ, hình tròn đựờng kính 0,6-0,7 mm, vỏ đày, màu thẫm, hơi trong. Gà ăn phải ấu trùng cảm nhiễm hoặc chuồn chuồn trưởng thành sẽ bị nhiễm sán. Vào cơ thể gà, ấu trùng thoát ra ruột non dj hành tới huyệt, từ đó chui vào túi Fabricius gà con hoặc ống dẫn trứng của gà mái trưởng thành. Quá trình phát triển trong cơ thể gà kéo dài 15-17 ngày.
Tác động gây bệnh
Ở gà non, sán ký sinh ở túi Fabricius không gây tác hại gì đáng kể. ở gà mái trường thành, sán xâm nhập vào cuối ống dân trúng, sau vào bộ phận tạo lòng trắng, bám vào niêm mạc bằng gai và giác, kích thích niêm mạc, gây rối Loạn hoạt động tuyến: ban đầu là tuyến tạo lớp vỏ sau dó tới tuyến tạo lòng trắng. Cấc kích thích do khối lòng trắng bị tích luỹ hay do ký sinh trùng làm nhu động của ibành ống dẫn trứng không bình thường, đã tạo nên những 36
trứng không bình thường như không iòng đỏ, không vỏ... Đồng thời gây rối loạn chức năng co bóp của ống dẫn trứng gây nên trúng dị hình không vỏ, khói chất vôi bị giữ lại hoặc đay ra ngoài. Các cục albumin hình thành trong ong dẫn trứng đôi khi chiếm toàn bộ ống dẫn trứng, nếu kéo dài làm ống dẫn trúng bị vỡ, cục albumin rơi xuống xoang bụng gây viêm màng bụng và có thể làm chết gà. Có lúc lòng đỏ hình thành thoát khỏi buồng trứng nhung không rơi vào ống dan trúng mà vào xoang bụng cũng gây viêm phúc mạc.