Mô tả đặc điểm hình thá

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Trang 35 - 38)

- Phân tích đặc điểm hình thái (hình 2.11): theo tài liệu của Hoàng Xuân Quang và cs (2008) [15], có bổ sung thêm các chỉ tiêu hình thái theo Ohler,

3.1.2. Mô tả đặc điểm hình thá

Nòng nọc nhìn từ trên có hình bầu dục. Cơ thể dày, cao, chiều dài gấp 1.61 chiều rộng (bl/bw: 1.44 - 1.95); chiều rộng thân bằng 1.23 lần chiều cao thân (bw/bh: 1.12 – 1.29) và bằng 0.63 lần chiều dài thân (bw/bl: 0.57 - 0.69). Mõm hơi tù, mắt trung bình, đường kính mắt bằng 0.14 lần chiều dài thân (ed/bl: 0.13 - 0.16). Lỗ mũi ở mặt trên, có thể nhìn rõ từ trên, nằm ở gần mõm hơn mắt một chút (rn/np: 0.72); khoảng cách giữa hai mũi bằng 0.46 lần khoảng cách giữa hai mắt (nn/pp: 0.43 – 0.54). Lỗ thở ở bên trái, hướng về sau và lên trên, vị trí lỗ thở nằm gần ống hậu môn hơn mút mõm một chút; khoảng cách từ mút mõm đến lỗ thở bằng 0.64 lần chiều dài thân (ss/bl: 0.60 – 0.68) và bằng 0.59 lần chiều dài từ mút mõm đến lỗ mở của ống hậu môn (ss/svl: 0.57 – 0.62).

Đuôi dài, bằng 1.5 lần chiều dài thân (tail/bl: 1.35 - 1.66), mút đuôi hơi nhọn. Cơ đuôi dày, chiều cao nhất bằng 0.61 lần chiều cao nhất của thân (tmh/bh: 0.53 - 0.67) và bằng 0.58 lần chiều cao đuôi (tmh/ht: 0.52 - 0.69). Vây đuôi cao, nếp vây trên bằng hoặc cao hơn nếp vây dưới (uf/lf: 0.98 - 1.28), chiều cao nếp vây trên và

dưới bằng 0.32 và 0.28 lần chiều cao đuôi (uf/ht: 0.3 - 0.34 và lf/ht: 0.26 - 0.32). Gốc của nếp vây trên trùng với gốc đuôi, khoảng cách từ nếp mút mõm đến nếp vây trên bằng 0.88 lần chiều dài thân (su/bl: 0.82 - 0.92). Chiều cao đuôi lớn nhất bằng 1.06 lần chiều cao thân (ht/bh: 0.97 - 1.11).

Đĩa miệng:

Có kích thước trung bình, ở vị trí phía trước mặt bụng (Hình 3.1). Chiều rộng đĩa bằng 0.39 lần chiều rộng thân (odw/bw: 0.35 - 0.47) và bằng 0.24 lần chiều dài thân (odw/bl: 0.23 - 0.27). Viền hai bên và phía dưới đĩa miệng có các gai thịt, mật độ dày; có 2 hàng gai thịt viền quanh môi dưới, mép bên giữa môi trên và môi dưới có nhiều gai thịt nhỏ. Bao hàm dày và phát triển. Bao hàm trên cong, rộng hơn bao hàm dưới. Bao hàm dưới dày, hình chữ V, chính giữa lõm xuống hơi tròn. Bao hàm trên và dưới đều có màu đen. Cả hai bao hàm đều có khía răng cưa rõ ràng.

Công thức răng: LTRF: I(4+4)/III. Môi trên có 5 hàng răng sừng, hàng phía trên nguyên, chiều dài hàng răng sừng đầu tiên bằng khoảng trống gai thịt ở môi trên; hàng răng sừng chia đầu tiên ở phía trên bao hàm trên, 4 hàng tiếp theo phân cách bởi bao hàm, hàng trong cùng ngắn nhất có gốc nằm phía trên gốc bao hàm trên. Môi dưới có 3 hàng răng sừng nguyên, chiều rộng tương đương nhau.

Hình 3.1. Đĩa miệng nòng nọc của Ếch cây Rhacophorus kio

Nhận xét:

Giống Rhacophorus ở Việt Nam hiện có 16 loài (Nguyen et al., 2009) [54], tuy nhiên sự hiểu biết về nòng nọc các loài này còn ít. Đã có một số nghiên cứu được thực hiện như nghiên cứu nòng nọc của loài Rhacophorusverrucosus (Ziegler & Vences, 2002) [58]; nòng nọc loài Ếch cây lớn Rhacophorus maximus

Thị Quý và cs., 2012) [20]. Trong nghiên cứu năm 2002 của Ziegler & Vences, nòng nọc loài Rhacophorusverrucosus được mô tả dựa trên 1 mẫu thu ở Hà Tĩnh ở giai đoạn 30. Năm 2011, Wildenhues et al. đã mô tả nòng nọc và quá trình phát triển đến giai đoạn trưởng thành của loài Rhacophorus maximus trên các mẫu vật thu ở KBTTN Tây Yên Tử, huyện Bắc Giang. Năm 2012, Lê Thị Quý và cs. đã mô tả quá trình phát triển và hoàn thiện biến thái nòng nọc loài Ếch cây trung bộ

Rhacophorus annamesis trên đối tượng các mẫu thu ở VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

a. Rhacophorusverrucosus [58] b. Rhacophorusmaximus [56]

c. Rhacophorusannamensis [20] d. Rhacophoruskio

Hình 3.2. Đĩa miệng nòng nọc của một số loài trong giống Rhacophorus

Nòng nọc của các loài này (gồm cả Rhacophorus kio) có đặc trưng bởi gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; gai thịt viền phía dưới 2 hàng; bao hàm trên và dưới đều có khía răng cưa; môi dưới có 3 hàng răng sừng. Tuy nhiên giữa các loài có sự khác biệt: công thức răng của loài Rh. verrucosus (hình 3.2.a) là I(3+3)/(1+1)II; của loài Rh. maximus (hình 3.2.b) là I(4+4)/(1+1)II; loài Rh. annamensis (hình 3.2.c) có công thức đặc trưng là II(5+5)/III và loài Rhacophorus kio (hình 3.2.d) có công thức răng là I(4+4)/III. Như vậy, giữa loài Rhacophoruskio

3 hàng nguyên; giống với loài Rhacophorus maximus ở số lượng hàng răng sừng ở môi trên với 1 hàng nguyên và 4 hàng đứt đoạn. Trong số các loài so sánh, loài Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis có số lượng răng sừng ở môi trên nhiều nhất với 1 hàng nguyên và 5 hàng đứt đoạn, ít nhất là loài Rhacophorus verrucosus chỉ có 1 hàng nguyên và 3 hàng đứt đoạn.

Màu sắc: lưng màu nâu xám, bụng trắng. Cơ đuôi màu trắng và nổi rõ các mạch máu màu đỏ xếp theo hình xương cá. Nếp vây đuôi màu trắng. Trên cả cơ đuôi và nếp vây đuôi có các chấm nhỏ li ti màu nâu hoặc màu đen. Mẫu ngâm trong dung dịch bảo quản, màu sắc nhạt dần và chuyển màu. Lưng có màu nâu sẫm, mặt bụng trắng trong. Cơ đuôi màu nâu hoặc vàng nhạt. Nếp vây đuôi màu nâu. Các chấm nhỏ liti trên đuôi mờ dần, thậm chí mất hẳn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Trang 35 - 38)