Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn phát triển của nòng nọc

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Trang 38 - 44)

- Phân tích đặc điểm hình thái (hình 2.11): theo tài liệu của Hoàng Xuân Quang và cs (2008) [15], có bổ sung thêm các chỉ tiêu hình thái theo Ohler,

3.1.3.Đặc điểm hình thái ngoài các giai đoạn phát triển của nòng nọc

Từ giai đoạn trứng đến giai đoạn 25:

Trứng sau khi được cá thể cái trưởng thành đẻ ra có màu trắng đục, tròn, đường kính trung bình 3,3 mm. Kích thước các trứng trong cùng một ổ khá đồng đều nhau.

Giai đoạn 1 (trứng sau khi được thụ tinh) đến GĐ 9 (sự phân cắt muộn) là quá trình phân cắt trứng [40]. Ở các giai đoạn này sự phân cắt và phát triển diễn ra rất nhanh, khó quan sát được bằng mắt thường.

Giai đoạn 10: xuất hiện mép lưng, là một đường cong hình cung.

Giai đoạn 11: xuất hiện thể vàng có màu vàng gạch, khi ngâm vào dung dịch thể vàng nhạt màu dần và chuyển sang vàng nhạt.

Giai đoạn 15: trứng kéo dài, kích thước trứng bắt đầu thay đổi, phát triển dài ra, chiều dài đạt khoảng 4,05 mm. Đã nhìn thấy rãnh thần kinh phía trên.

Giai đoạn 16: hình thành ống thần kinh màu trắng kem và đĩa mang. GĐ này đã xuất hiện mắt. Chiều dài đạt 4,43 mm.

Giai đoạn 17: phần bụng bắt đầu tách dần. Đáng chú ý là sự xuất hiện mầm đuôi. Mầm đuôi có màu trắng kem, phía dưới có một thể màu vàng nâu bám chặt. Chiều dài đạt 4,86 mm.

trước mắt. Mầm đuôi rõ hơn, thể màu vàng nâu chỉ còn lại một ít dính ở phía sau gốc đuôi. Chiều dài đạt 4,91 mm.

Giai đoạn 19: quan sát cá thể đang còn sống đã thấy tim đập, GĐ này đã xuất hiện mầm cung mang. Lá mang ngắn, trong suốt. Chiều dài đạt 5,06 mm.

Giai đoạn 21: nhìn rõ giác mạc trong suốt, miệng mở. Hố khứu giác rõ hơn. Có tấm màng mỏng trong suốt nối hai gốc cung mang phát triển. Đuôi dài hơn và nhìn rõ các đường vân cũng như các mạch máu trên cơ đuôi. Chiều dài đạt 5,89 mm.

Giai đoạn 22: vây đuôi trong, quan sát thấy có cử động vây. Giác mạc không còn trong suốt, đã hình thành nhân mắt. Tấm màng mỏng nối hai cung mang tiêu biến dần, chỉ còn một ít dính ở phần gốc mang. Chiều dài đạt 8,08 mm.

Giai đoạn 23: miệng mở rộng hơn. Môi phân hóa thành môi trên, môi dưới rõ ràng. Tuy nhiên GĐ này răng chưa phân hóa (khác với Gosner, 1960: ở GĐ 23 răng đã phân hóa). Nắp mang bao phủ gốc mang, màng mỏng phía dưới cung mang hoàn toàn tiêu biến. Lỗ mũi nhìn rõ và sâu hơn, nhưng vẫn chưa thông hoàn toàn. Nhân mắt phát triển, màu trắng, to, tròn, nổi rõ giữa lòng đen mắt. Chiều dài đạt 9,06 mm. Giai đoạn 25: mang ngoài tiêu biến hoàn toàn và xuất hiện lỗ thở ở bên trái. Phần miệng phân hóa rõ ràng, đã có bao hàm trên, bao hàm dưới và các hàng răng sừng màu đen; xuất hiện gai thịt xung quanh đĩa miệng. Như vậy đĩa miệng phát triển hoàn chỉnh ở GĐ này, đồng thời lỗ mũi cũng như mắt rõ ràng hơn. Nòng nọc bắt đầu có sự thay đổi màu sắc, lưng đen và vây đuôi nâu nhạt. Xuất hiện lỗ hậu môn.

Từ giai đoạn 26 – 46: đặc điểm phát triển nòng nọc các giai đoạn từ 26 – 41 được quan sát trên các cá thể thu tự nhiên, các giai đoạn 42 - 46 được quan sát trên các cá thể nuôi. Các số đo chỉ tiêu hình thái được thống kê ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sự thay đổi kích thước (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng nọc Rhacophorus kio

(ký hiệu viết tắt các chỉ tiêu hình thái xem phần phương pháp)

26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Số mẫu 8 8 10 4 8 7 4 1 3 15 bl 15.05 15.34 16.29 16.65 16.86 17.20 17.12 18.60 18.97 18.31 bh 7.41 8.06 8.04 8.17 8.73 8.55 8.70 9.27 9.23 9.68 bw 9.27 9.74 10.29 10.36 10.84 10.91 11.20 10.62 11.33 11.92 ed 1.92 2.00 2.29 2.31 2.29 2.44 2.51 2.57 2.49 2.49 ht 7.91 8.54 8.31 9.02 9.29 9.08 9.65 9.74 8.97 10.19 lf 2.34 2.43 2.33 2.52 2.80 2.50 2.59 2.73 2.84 2.75 nn 2.61 2.70 2.86 2.76 3.14 3.00 2.81 3.44 3.18 2.92 np 2.88 2.90 3.01 3.34 3.35 3.50 3.50 3.80 3.73 3.65 odw 3.87 3.86 3.85 3.85 3.99 4.20 4.23 4.96 4.31 4.47 pp 5.45 6.10 5.90 6.14 6.01 6.36 6.41 6.35 6.62 6.71 rn 2.18 2.10 2.21 2.31 2.75 2.49 2.08 3.23 3.00 2.35 ss 9.53 9.75 10.28 10.45 10.73 10.84 11.21 11.16 11.65 11.82 su 13.38 13.31 14.20 14.35 14.37 15.15 15.70 15.28 15.54 16.33 tl 33.12 35.80 36.56 38.83 38.10 39.30 42.26 43.08 40.57 43.04 tail 20.22 22.40 22.35 24.88 24.12 24.50 26.57 28.71 25.88 27.09 uf 2.66 2.60 2.48 3.04 2.95 2.91 2.88 2.96 2.78 3.22 vt 17.41 19.40 18.86 21.24 20.62 19.28 22.93 24.47 21.68 23.12 tmh 4.72 4.79 4.95 5.09 5.84 5.38 5.23 6.23 6.21 5.36 tmw 3.35 3.59 3.64 3.73 4.06 3.89 4.03 4.17 4.28 4.11 fl 0.34 0.45 0.69 0.71 0.75 0.9 1.16 1.39 1.99 2.28 hl 0.37 0.42 0.59 0.75 1.04 1.16 1.61 2.45 2.70 2.63 svl 16.08 16.67 17.46 17.92 17.88 18.80 19.00 19.24 19.53 19.97

Bảng 3.1. Sự thay đổi kích thước (mm) qua các giai đoạn phát triển nòng nọc Rhacophorus kio (tiếp)

36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 Số mẫu 11 5 4 1 7 6 2 13 5 1 Bl 19.20 19.61 18.68 19.19 19.21 18.49 14.14 15.21 14.18 14.51 Bh 9.92 10.45 9.99 11.19 9.98 8.79 6.89 7.35 7.08 6.78 Bw 12.32 12.59 12.10 13.29 11.26 11.73 8.80 8.36 8.07 7.12 Ed 2.60 2.81 2.84 3.09 2.79 3.04 2.64 2.83 2.79 2.63 Ht 10.86 11.33 10.80 11.40 10.49 9.68 5.36 4.94 4.98 4.97 Lf 3.07 3.03 2.82 2.92 2.84 2.43 0.63 0.40 Nn 3.16 3.43 3.21 3.35 3.19 3.06 2.62 2.68 2.58 2.41 Np 3.69 4.00 3.72 3.73 3.79 3.88 2.78 3.10 3.01 2.87 Odw 4.58 4.55 4.41 4.69 4.54 4.61 3.17 4.52 5.49 5.77 Pp 7.44 7.72 7.15 7.73 7.22 7.45 5.68 6.53 5.81 6.1 Rn 2.67 2.86 2.56 2.36 2.64 2.26 1.66 1.63 1.62 1.39 Ss 12.28 12.73 12.07 13.02 12.52 12.40 7.33 7.46 6.99 5.89 Su 16.85 17.52 16.79 16.97 17.26 16.99 13.18 14.31 13.67 15.4 Tl 46.43 47.61 47.42 48.61 49.07 49.16 34.82 31.69 23.14 18.62 Tail 29.84 31.08 30.48 31.89 31.48 32.77 21.86 17.81 9.90 3.09 Uf 3.66 3.57 3.55 3.73 3.38 3.01 1.71 0.78 Vt 25.84 26.59 26.59 26.31 27.37 28.03 17.54 14.33 6.95 2.19 Tmh 5.93 6.29 5.77 5.90 5.90 8.14 5.13 4.90 4.98 4.97 tmw 4.70 5.07 4.74 5.06 4.88 8.84 4.28 4.40 4.60 4.67 Fl 2.91 3.81 4.32 3.93 7.63 12.72 9.73 12.23 12.36 11.93 Hl 3.66 4.37 5.00 5.95 7.29 22.25 20.26 23.89 22.43 22.18 Svl 20.84 21.16 21.06 21.04 21.93 20.40 16.65 17.37 15.98 15.91 - Từ giai đoạn 26 - 40:

Hình dạng cơ thể tương đối ổn định, phần miệng không thay đổi, chỉ khác nhau bởi sự xuất hiện và phát triển của chi sau.

+ Giai đoạn 26 - 30 (hình 3.3):

Xuất hiện mầm chi sau, mầm chi kéo dài, thuôn dần về sau, chiều dài mầm chi đạt từ 0.37 mm đến 1.04 mm (GĐ 26: 0.37mm; GĐ 27: 0.42 mm, GĐ 28: 0.59

mm; GĐ 29: 0.75 mm, GĐ 30: 1.04 mm).

a. Giai đoạn 27 b. Giai đoạn 28

c. Giai đoạn 29 d. Giai đoạn 30

Hình 3.3. Chi sau giai đoạn 27 – 30

+ Giai đoạn 31 (hình 3.4):

Mầm chi dài 1.16 mm (0.95 - 1.36 mm). Xuất hiện củ chi có hình dạng giống như mái chèo.

Hình 3.4. Chi sau giai đoạn 31

+ Giai đoạn 32 - 35 (hình 3.5):

Có sự phát triển về chiều dài chi và sự phân biệt các ngón chi. Giai đoạn 32 có sự phân biệt giữa ngón 4 và 5, chiều dài chi trung bình đạt 1.61 mm (1.33 - 1.78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.45 mm. Mầm lưỡi đã xuất hiện nhưng chưa rõ. Giai đoạn 34 có sự phân biệt giữa ngón 2 và 3, chiều dài chi trung bình 2.71 mm (2.69 - 2.73 mm). Sự phân biệt giữa ngón 1 và 2 xuất hiện ở giai đoạn 35, chiều dài chi trung bình 2.63 mm (1.91 - 3.72 mm).

a. GĐ 32 b. GĐ 33

c. GĐ 34 d. GĐ 35

Hình 3.5. Chi sau giai đoạn 32 – 35

+ Giai đoạn 36 và 37 (hình 3.6):

Các ngón chi có sự tách biệt rõ ràng. Ở giai đoạn 36, ngón 3, ngón 4 và ngón 5 tách biệt nhau, ngón 1 và 2 chưa tách biệt hoàn toàn, chiều dài chi trung bình đạt 3.66 mm (3.13 - 4.23 mm). Giai đoạn 37 tất cả các ngón tách biệt nhau rõ ràng, chiều dài chi trung bình đạt 4.37 mm (3.81 - 5.01 mm). Đă bắt đầu xuất hiện màng bơi giữa các ngón chân và đĩa ngón.

GĐ 36 GĐ 37

Hình 3.6. Chi sau giai đoạn 36 và 37

Các ngón chân thấy rõ ràng, tuy nhiên mặt dưới chưa phân hóa thành các đốt ngón, giai đoạn này đã xuất hiện củ bàn trong, chiều dài chi trung bình đạt 5 mm (4.46 - 5.51 mm), chiều dài bàn chân trung bình đạt 2.48 mm (2.36 - 2.59 mm), màng ngón rõ hơn.

+ Giai đoạn 39 (hình 3.7 b):

Có sự phân biệt các khớp dưới ngón, chiều dài chi trung bình đạt 5.95 mm, chiều dài bàn chân trung bình đạt 3.3 mm (3.16 - 3.44).

a. GĐ 38 b. GĐ 39

Hình 3.7. Chi sau giai đoạn 38 – 39

+ Giai đoạn 40 (hình 3.8. a):

Xuất hiện củ khớp dưới ngón, chiều dài chi trung bình đạt 7.29 mm (6.66 - 7.95 mm), chiều dài bàn chân trung bình đạt 3.39 mm (2.95 – 3.51 mm), không có củ bàn ngoài. Lỗ huyệt hình ống ngắn, nằm bên phải gốc vây đuôi.

a. GĐ 40 b. GĐ 41

Hình 3.8. Chi sau giai đoạn 40 – 41

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Trang 38 - 44)