- Các chỉ số chức năng tuần hoàn máu: tần số tim, huyết áp động mạch Các chỉ số chức năng thông khí phổi: dung tích sống, dung tích sống
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu một số chỉ số thể lực, sinh lý và sự tăng trƣởng cơ thể của học sinh 7 đến 11 tuổi của trƣờng Tiểu học Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra các kết luận sau.
1. Các chỉ số chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng eo và vòng mông của học sinh đều tăng dần theo tuổi.
Cụ thể, chiều cao đứng của học sinh nam tăng trung bình 4,74 cm/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 4,96 cm/năm. Chiều cao ngồi của học sinh nam tăng trung bình 2,08 cm/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 2,15 cm/năm. Cân nặng của học sinh nam tăng trung bình 2,22 kg/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 2,26 kg/năm. Cân nặng của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ. Vòng ngực của học sinh nam tăng trung bình 1,38 cm/năm, vòng ngực của học sinh nữ tăng trung bình 1,39 cm/năm. Vòng đầu của học sinh nam tăng trung bình 0,61 cm/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,66 cm/năm. vòng eo của học sinh nam tăng trung bình 1,35 cm/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 1,36 cm/năm. Vòng mông của học sinh nam tăng trung bình 1,5 cm/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 1,52 cm/năm.
2. Chỉ số pignet, BMI của học sinh tăng dần theo tuổi. Trung bình, chỉ số pignet của học sinh nam tăng 1,14, của học sinh nữ tăng 1,31; BMI của học sinh nam tăng 0,3 kg/m2/năm, của học sinh nữ tăng 0,29 kg/m2/ năm.
3. Tần số tim của học sinh giảm dần.Trung bình, tần số tim của học sinh nam giảm 1,78 nhịp/phút/năm, của học sinh nữ giảm 1,44 nhịp/phút/năm. Tần số tim của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ ở giai đoạn 7 – 9 tuổi, và nhở hơn của học sinh nữ ở giai đoạn 10 và 11 tuổi.
Huyết áp của học sinh tăng dần. Huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng trung bình 1,05 nhịp/phút/năm, của học sinh nữ là 94,8 ± 6,91 nhịp/phút,
tăng trung bình 1,52 nhịp/phút/năm. Huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam tăng trung bình 1,78 nhịp/phút/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 1,9 nhịp/phút/năm.
4. Dung tích sống, dung tích sống thở mạnh, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tăng dần. Cụ thể, dung tích sống của học sinh nam tăng trung bình 0,09 lít/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,12 lít/năm. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng trung bình 0,09 lít/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,14 lít/năm. Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh nam tăng trung bình 0,08 lít/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,09 lít/năm.
5. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh giảm theo tuổi. Trung bình, thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh nam giảm 26,81 ms/năm, của học sinh nữ giảm 29,63 ms/năm. Thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh nam giảm trung bình 26,81 ms/năm, của học sinh nữ giảm trung bình 29,63 ms/năm. Tốc độ giảm thời gian phản xạ cảm giác – vận động hàng năm của học sinh chậm dần khi tuổi tăng từ 7 – 11 tuổi.
6. Mối tƣơng quan giữa vòng ngực với vòng eo và vòng mông của học sinh đều là tƣơng quan thuận, chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê.
Giữa chiều cao đứng với tần số tim có mối tƣơng quan nghịch. Giữa chiều cao đứng với dung tích sống có mối tƣơng quan thuận. Cả hai mối tƣơng quan đều ở mức tƣơng quan trung bình và có ý nghĩa thống kê.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi xin đƣa ra một số ý kiến sau. - Các chỉ số về hình thái thể lực và chức năng sinh lý của học sinh thƣờng xuyên thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện sống, giới tính, lớp tuổi. Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ số này cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và có phân tích tổng hợp, để có dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng con ngƣời và giáo dục học sinh.
- Bố sung các bài tập thể lực phù hợp với từng lớp tuổi, đặc biệt là theo giới tính của học sinh nhằm tăng cƣờng khả năng thích ứng và sự tăng trƣởng của học sinh với môi trƣờng sống.