Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái, sinh lý và sự tăng trưởng cơ thể của học sinh Trường Tiểu học Xuân hoà, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 79)

- Các chỉ số chức năng tuần hoàn máu: tần số tim, huyết áp động mạch Các chỉ số chức năng thông khí phổi: dung tích sống, dung tích sống

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Các chỉ số hình thái thể lực của học sinh

4.4. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh

Qua kết quả nghiên cứu về thời gian phản xạ cảm giác – vận động trên 706 học sinh của trƣờng Tiểu học Xuân Hòa, chúng tôi nhận thấy, thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh từ 7 đến 11 tuổi giảm dần theo sự tăng dần của tuổi (tuổi càng lớn thì thời gian phản xạ càng ngắn). Kết quả này phù hợp với nhận xét của Trần Thị Loan [40], của Đỗ Công Huỳnh và cs [26].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thời gian phản xạ thị giác – vận động của học sinh ngắn hơn so với thời gian phản xạ thính giác – vận động. Trần Thị Loan [40], Đỗ Công Huỳnh và cs [26] cũng có nhận xét tƣơng tự. Cơ sở khoa học của hiện tƣợng này có thể là do sự khác nhau về đặc điểm của đƣờng dẫn truyền và các trung khu thần kinh thuộc hệ thống thị giác và thính giác. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, đƣờng dẫn truyền xung động từ ngoại vi về trung khu thần kinh ở vỏ não của hệ thống thính giác luôn dài hơn so với thời gian truyền của hệ thống thị giác (theo [7]). Một nguyên nhân nữa có thể là do tốc độ dẫn truyền của ánh sáng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ dẫn truyền của âm thanh.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, còn có sự khác biệt về thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh theo giới tính. Ở mọi lứa tuổi, thời gian phản xạ cảm giác – vận động ở nam học sinh luôn ngắn hơn so với ở nữ học sinh. Điều này có lẽ do các em nữ có phần thận trọng hơn khi thao tác, nên thời gian phản xạ của các em dài hơn.

So với số liệu nghiên cứu của Trần Thị Loan [40], thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi dài hơn (phụ lục 13). Theo chúng tôi, sở dĩ có sự khác nhau này là do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Các đối tƣợng trong nghiên cứu của Trần Thị Loan là học sinh nội thành Hà Nội, có cơ hội đƣợc tiếp xúc với máy vi tính nhiều hơn, nên thao tác của các em trên máy vi tính có thể thành thạo và nhanh nhẹn hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái, sinh lý và sự tăng trưởng cơ thể của học sinh Trường Tiểu học Xuân hoà, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)