Phát biểu của ông August Wingardh – đại diện công ty thương mại IKEA, một công ty chuyên mua các sản phẩm gỗ của Việt Nam từ năm 1999 đến nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.docx (Trang 43 - 47)

nước nhiệt đới, nước ta được thiên nhiên ưu đãi với số lượng các loại rau củ quả hết sức đa dạng nhưng với các mặt hàng rau quả nông sản xuất khẩu của nước ta vào Hoa Kỳ chỉ duy trì ở con số vài ba loại sản phẩm mà giá thành lại cao trong khi đáng lẽ giá cả phải là một lợi thế của Việt Nam. Năm 2003, thị trường Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ Việt Nam 8,1 triệu USD các mặt hàng rau quả chiếm khoảng 5% tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các loại rau quả mà Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là dứa đóng hộp, xoài tươi và bắp non. Tính đến tháng 2/2007 xuất khẩu rau quả sang Hoa Kỳ đạt 1,243 triệu USD giảm 37,3% so với tháng 12/2006.

Sau vị trí của rau quả trong cơ cấu hàng nông nghiệp phải đề cập tới cây cao su và các sản phẩm từ cao su – những mặt hàng tuy mới nhưng lại hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển tại thị trường Hoa Kỳ. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu cao su đạt 20 135 tấn tương đương với 31,2 triệu USD, so với năm 2005 sản lượng cao su xuất khẩu giảm nhưng lượng giá trị lại tăng (tăng 35,3%), như vậy mặt hàng này có sự gia tăng đáng kể về giá cả. Qua khảo sát cho thấy xuất khẩu cao su của Việt Nam vào Hoa Kỳ chưa đạt ở mức cao do chủng loại sản phẩm của nước ta hiện nay đã và đang sản xuất chưa phù hợp với nhu cầu thị trường, sản phẩm xuất chủ yếu của chúng ta là cao su tự nhiên – một dạng nguyên liệu thô, còn với các sản phẩm chế biến xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Cà phê cũng là một thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, với sản lượng xuất khẩu năm 2006 là 167 344 tấn (giảm so với năm 2005) nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng 34% so với năm 2005 đạt 201 triệu USD. Với hạt tiêu, sản lượng xuất khẩu năm 2006 giảm 0,5% so với năm trước chỉ đạt 20 135 tấn trong khi trị giá xuất khẩu lại tăng 12,9% đạt 34,4 triệu USD. Ngược lại với hai mặt hàng trên, sản lượng hạt điều năm 2006 tăng 17,5% đạt 38 305 tấn trong khi tổng giá trị xuất khẩu lại giảm 0,4%so với cùng kỳ năm 2005 đạt mức 152 triệu USD.

2.3.2.3.Hình thức xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ

Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được những thành công nhất định, các doanh nghiệp Việt Nam có được nhiều cơ hội để tìm hiểu thị trường

tiềm năng này, nhưng do điều kiện hạn chế nên bên cạnh một số ít doanh nghiệp trực tiếp đưa hàng hóa của mình tới người tiêu dùng Hoa Kỳ, còn lại đa phần các doanh nghiệp của ta vẫn theo cách truyền thống là thông qua trung gian thương mại nhưng hình thức này cũng đang ngày càng giảm mà thay vào đó là nhiều hình thức xuất khẩu mới. Việc xuất khẩu các sản phẩm sang Hoa Kỳ không phải do doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp cung cấp cho các nhà bán lẻ tại thị trường mà thường thông qua các công ty thương mại của Hoa Kỳ chuyên đứng ra nhập khẩu và thực hiện cung cấp lại cho các chuỗi bán lẻ. Có thể thấy, hiện nay các doanh nghiệp nước ta đang tiếp cận thị trường Hoa Kỳ theo nhiều cách thức khác nhau như qua trung gian, qua các nhà bán buôn và tham gia hội chợ. Một số công ty nội địa đã và đang thực hiện kế hoạch tổ chức các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có hai trung tâm của VINATEX và VIETRADE tại NewYork. Đây chính là hai cơ quan thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam và Nhà nước đứng ra hỗ trợ cho doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với người tiêu dùng tại Hoa Kỳ. Gần đây nhất là sự kiện Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ (VBA) được thành lập với sự tham gia đông đảo của cả các doanh nghiệp Việt Nam cùng các doanh nghiệp Hoa Kỳ, các luật sư Hoa Kỳ, đây sẽ là sự kiện khởi đầu cho những cơ hội tốt với cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm những đối tác làm ăn, đặc biệt là doanh nghiệp nước ta sẽ thực hiện được việc mở rộng thị phần của mình tại Hoa Kỳ.

2.3.2.4.Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

Cùng với những bước phát triển trong quan hệ thương mại song phương, các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ được quan tâm nhiều hơn. Thông qua việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn cơ hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình tại các hệ thống bán lẻ mà phổ biến nhất là thông qua các hội chợ triển lãm. Chúng ta chưa khai thác hết hiệu quả của việc bán và giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ, các triển lãm hàng hóa. Có nhiều doanh nghiệp đã bước đầu nhận thấy tầm quan trọng của các hội chợ trong việc phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng nhưng những kiến thức và hiểu biết về các quy định đối với việc tham gia hội chợ lại thiếu rất nhiều. Thực tế

là một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ của Việt Nam khi tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ đã trưng bày tràn lan (trông như những sạp hàng bán lẻ tạp hóa) rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, các doanh nghiệp này chưa có sự nghiên cứu do đó chưa hiểu gì về lựa chọn hàng mẫu trưng bày tại hội chợ, kết quả là gian hàng của họ tuy rất đa dạng nhưng lại không thu hút được sự chú ý của khác hàng. Và cũng do không có việc chuẩn bị tìm hiểu từ trước mà trong nhiều gian hàng Việt Nam đã đưa ra trưng bày những mặt hàng không phù hợp với thị trường Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp của ta đã trưng bày những chiếc ghế làm bằng tre yếu ớt, hầu như không có khách hàng nào đến tham quan gian hàng đó ngồi vào những chiếc ghế này vì họ nghĩ chúng không thể chịu nổi cân nặng của họ. Nếu xét về mặt luật pháp, những sản phẩm có nguy cơ gây hại cho người sử dụng như những chiếc ghế tre kia sẽ không được phép tiêu thụ tại Hoa Kỳ và người sản xuất hay người bán những sản phẩm này phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người sử dụng nếu ghế bị gãy và làm họ bị thương. Trong trường hợp đó người bán sản phẩm sẽ là người chịu trách nhiệm về mọi mặt, điều đó khiến cho không một nhà phân phối Hoa Kỳ nào dám mua sản phẩm này của Việt Nam.

Quảng bá hình ảnh hàng hóa thông qua thương hiệu cũng là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu. Theo nhận định của các Việt Kiều đã có những kinh nghiệm trong hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ: muốn xuất khẩu có hiệu quả vào thị trường này điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc, sau đó là tìm kiếm các nhà phân phối nguồn hàng và lựa chọn cách thức quảng cáo phù hợp. Nhưng thực tế là doanh nghiệp nước ta đang yếu ở những khâu quan trọng này: hàng Việt Nam chưa tạo ra thương hiệu riêng trên thị trường, khâu tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận người tiêu dùng kém, khi đã tiếp cận được thì lại không đánh giá được phân đoạn thị trường này đang cần những gì từ đó đi ngược lại với thị hiếu. Thương hiệu mờ nhạt nhưng dường như các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất thờ ơ với vấn đề này, chưa chú trọng đầu tư vào xây dựng chương trình quảng bá phát triển thương hiệu, không biết phát huy vai trò của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ…

Trên đây là những tổng hợp cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch cũng như cơ cấu mặt hàng kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau. Nhìn chung, sau hơn 10 tái thiết lập quan hệ buôn bán, trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào Hoa Kỳ không ngừng tăng lên qua từng năm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tuy có sự chuyển biến theo hướng hiệu quả hơn nhưng về cơ bản các mặt hàng truyền thống vẫn giữ vai trò chiến lược, đó là các mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản…, những mặt hàng khai thác lợi thế nguồn nhân lực và nguồn lao động của nước ta. Mặc dù luôn đạt mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng, nhưng trên thực tế hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu xem xét và hoàn thiện nếu muốn thực hiện được mục tiêu trước mắt là tăng lượng và giá trị hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ, hoàn thành mục tiêu lâu dài là thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu một cách phù hợp đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường chiến lược cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.docx (Trang 43 - 47)