2.4.2.Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.docx (Trang 49 - 53)

thị trường Hoa Kỳ

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là tương quan giữa giá trị xuất khẩu của nước ta so với quy mô thị trường Hoa Kỳ là chưa phù hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ trong khi thị trường Hoa Kỳ lại vô cùng rộng lớn. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ là 1700 tỷ USD, năm 2006 là 1800 tỷ USD trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này năm 2006 chỉ khoảng 9 tỷ USD – con số quá nhỏ. Những mặt hàng được coi là chủ chốt của Việt Nam ở Hoa Kỳ thì thị trường này không chỉ nhập khẩu duy nhất từ Việt Nam mà đồng thời nhập từ nhiều quốc gia khác thậm chí với quy mô lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu từ nước ta. Có thể lấy dẫn chứng là mặt hàng thủy sản, khi chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ đạt 500 triệu USD thì thị trường này lại nhập tới 12 tỷ USD; nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ với hàng điện tử là 300 tỷ USD, dệt may là 100 tỷ USD, giày dép là 20 tỷ USD, đồ gỗ là 25 tỷ USD… nhưng nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam chỉ là con số vài triệu USD.

Hạn chế thứ hai là trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo những số liệu thống kê luôn cho thấy sự gia tăng trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng sự gia tăng này không đồng đều mà chỉ tập trung vào những mặt hàng truyền thống. Những mặt hàng nào đã được xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian dài thì vẫn tiếp tục tăng trưởng, xuất khẩu những chủng loại sản phẩm mới là vô cùng hạn chế, điều đó cho thấy tính đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ còn rất yếu. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản vẫn là các sản phẩm sơ chế, hàng nguyên liệu thô, tỷ trọng của hàng chế biến rất nhỏ. Tuy xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu nhưng các mặt hàng thô của nước ta vẫn đang trong tình trạng giá cả biến động theo thời vụ, chủng loại sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng: Người Hoa Kỳ quen dùng cà phê Arabica trong khi Việt Nam bán loại Robusta; các loại hải sản chưa đa dạng chủ yếu là tôm đông lạnh…

Điểm hạn chế lớn nhất của hàng xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề thương hiệu, chất lượng và giá cả sản phẩm chưa tạo ra được sự cạnh tranh nổi trội. Năng

lực cung cấp và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu, quy mô sản xuất nhỏ cùng với khả năng liên kết trong sản xuất và xuất khẩu giữa các doanh nghiệp lỏng lẻo đã tạo ra khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, hoặc với một yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng may mặc giày dép xuất khẩu, doanh nghiệp nước ta chủ yếu hoạt động theo hình thức gia công – hình thức được coi là không phù hợp với tập quán nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ, như thế vô tình chúng ta đã tạo ra những quan hệ làm ăn giữa các trung gian thứ 3 với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Còn đối với các mặt hàng gốm, sứ, mây tre đan…luôn đạt được sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn chưa tạo ra được những mặt hàng chủ lực mang tính chiến lược. Với các sản phẩm đồ gỗ gia dụng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng quy mô sản xuất nhỏ, vẫn phải nhập nguyên liệu gỗ giá cao về sản xuất trong nước.Về chủng loại sản phẩm trong một loại hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo nàn đơn điệu.

Một điểm hạn chế nữa trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đó là tính chuyên nghiệp trong xuất khẩu của ta chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp mới còn thiếu những kinh nghiệp xử lý tình huống, nghiệp vụ xuất khẩu còn thiếu hụt do đó khi có sự biến động nào đó về yếu tố đầu hay một trở ngại nào đó thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng giao hàng không đúng hạn hoặc chất lượng hàng hóa không đúng như trong thỏa thuận hợp đồng. Cũng vì thiếu kinh nghiệm trong quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên nhiều công ty của Việt Nam khi xuất khẩu đã không chú ý tìm hiểu kỹ đối tác của mình để xảy ra tình trạng bị tổn thất tài chính do đã giao hàng mà lại không nhận được thanh toán. Một ví dụ có thể đưa ra, một doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng và thực hiện việc giao hàng trị giá 85 ngàn USD cho một đối tác Hoa Kỳ không có tên công ty mà chỉ có tên cá nhân người giao dịch và ký hợp đồng, không có địa chỉ cụ thể mà chỉ có địa chỉ hộp thư bưu điện và cho đến nay, sau khi đã giao hàng hơn 1 năm mà doanh nghiệp vẫn chưa nhận được tiền thanh toán, doanh nghiệp đã gửi thư, fax và e - mail đòi nợ nhưng không được trả lời, Thương vụ Việt Nam tại

Hoa Kỳ cũng không thể tìm ra đối tác đó để giúp doanh nghiệp đòi tiền. Không chỉ thiếu kinh nghiệm trong làm việc với đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp nước ta còn thiếu cả kinh nghiệm trong việc khai thác các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ để phục vụ cho quảng bá giới thiệu sản phẩm. Vấn đề thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam cũng là một hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Hàng Việt Nam có thương hiệu quá mờ nhạt tại một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như Hoa Kỳ.

Sau một thời gian khi BTA có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ không ngừng được mở rộng, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được hưởng một mức thuế ưu đãi hơn tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với các hàng hóa đến từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng lớn, những mặt hàng mà người tiêu dùng Hoa Kỳ có nhu cầu sử dụng nhiều cũng là những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế và có khả năng đáp ứng. Cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất nhiều, nhất là khi hai quốc gia cùng có chủ trương tăng cường đẩy mạnh quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực. Nhưng lợi thế không phải là tuyệt đối. Việt Nam mới chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ chưa được bao lâu, xuất khẩu hàng hóa của chúng ta sang thị trường này mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mới thực hiện khai thác thị trường Hoa Kỳ trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam lại có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ từ lâu, họ đã tạo cho mình một vị trí nhất định trên thị trường Hoa Kỳ. Chính vì thế khó khăn đặt ra cho Việt Nam là rất lớn, chúng ta phải làm sao để người tiêu dùng Hoa Kỳ biết đến và chấp nhận hàng hóa Việt Nam từ đó tạo lòng tin để hàng hóa Việt Nam chiếm một vị trí nhất định trong hoạt động tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ. Khi thương mại hàng hóa phát triển theo chiều hướng ngày một tự do hơn, cơ hội bán được nhiều hàng hóa dễ đạt được hơn, nhưng trên thực tế mức độ bảo hộ của thị trường Hoa Kỳ đối với nền sản xuất nội địa đang ngày càng tinh vi hơn với hàng loạt những biện pháp phức tạp và khó khăn. Vậy làm thế nào để hàng hóa Việt Nam có thể vượt qua được những rào cản, những vụ kiện phá giá để đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu mong đợi? Điều này đòi hỏi

phải có sự nỗ lực hợp tác hành động từ các doanh nghiệp trong nước, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và Hiệp hội ngành hàng có liên quan. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng và phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.docx (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w