Đặc điểm nguồn lực của Công ty 1 Vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.docx (Trang 37 - 40)

2.1.4.1. Vốn kinh doanh.

Khi chưa tiến hành cổ phần hoá, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một đơn vị nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Vì vậy, một mặt nó chịu sự quản lý về mặt tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh do Nhà nước và Tổng công ty cấp và còn có thể nhận được một lượng vốn nhất định từ ngân sách nhà nước khi cần thiết. Đây có thể nói là nguồn vốn ban đầu đảm bảo cho Công ty hoạt động. Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này trong quá trình kinh doanh của mình. Trong các năm qua, nhờ có sự cố gắng vượt bậc về huy động vốn, tổng vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên.

Bảng 2.1: Tổng vốn kinh doanh của Công ty.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 vốn Tỷ trọng (%) vốn Tỷ trọng (%) vốn Tỷ trọng (%) vốn Tỷ trọng (%) vốn cố định 357 17 358,4 14 1008 31,5 2272,8 44,4

4Vốn lưu Vốn lưu động 174 3 83 2201,6 86 2192 68,5 2846,1 6 55,6 Tổng cộng 210 0 100 2560 100 3200 100 5119 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm – Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất

nhập khẩu Viglacera)

Qua bảng trên ta thấy, tổng số vốn của Công ty qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước tuy có sự thay đổi khá lớn của tỷ trọng giữa nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động so với tổng số vốn. Mặc dù vậy, xét về tuyệt đối thì cả vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả và Công ty chú trọng đến việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Cụ thể: năm 2002, tổng số vốn của công ty là 2100 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 357 tỷ đồng chiếm 17%, vốn lưu động là 1743 tỷ đồng chiếm 83%. Năm 2003, tổng số vốn là 2560 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 358,4 tỷ đồng chiếm 14%, vốn lưu động là 2201,6 tỷ đồng chiếm 86%. Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại do đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của Công ty và tỷ trọng vốn cố định giảm dần so với tỷ trọng của vốn lưu động. Trong các năm tiếp theo vốn cố định tăng lên nhiều do Công ty được Tổng công ty giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý việc tiến hành thi công xây dựng và điều hành việc sản xuất kinh doanh của Nhà máy sản xuất gương và các sản phẩm sau kính Bình Dương. Vì thế, từ năm 2004, tổng số vốn của Công ty tăng mạnh đặc biệt là vốn cố định. Trong năm 2004, tổng số vốn của Công ty là 3200 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 1008 tỷ đồng chiếm 31,5%, vốn lưu động là 2192 tỷ đồng chiếm 68,5%. Năm 2005, tổng số vốn là 5119 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 2272,84 tỷ đồng chiếm 44,4%, vốn lưu động là 2846,16 tỷ đồng chiếm 55,6%.

Cuối tháng 3 năm 2006, Công ty hoàn tất thủ tục cổ phần hoá, số vốn điều lệ được đóng góp của các cổ đông như sau:

Tổng vốn điều lệ là 2 tỷ. Trong đó các cổ đông chính là:

Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Đại diện: Trần Quốc Thái. Lê Minh Tuấn (chiếm 40% tổng vốn điều lệ của Công ty).

Công ty TNH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Thuận Thành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.docx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w