Hƣớng dẫn kết nối và sử dụng mạch nạp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai hệ thống điện mặt trời 110W cho lồng bè nuôi thủy sản của trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán (Trang 68)

4.3.5.1. Kết nối

Hình 4. 12. Mặt dƣới của mạch nạp

“Hình 4.12” là hình ảnh mặt dƣới của mạch mạch ở đây có các cổng để ta kết nối mạch nạp với các tấm PMT, AQ và tải.

Đầu ra của các tấm PMT đƣợc nối cổng tại vị trí “PIN”, vị trí “ACQUY” của mạch ta nối vào hai cực của AQ và tải sử dụng đƣợc nối với cổng tại vị trí “TẢI”.

Cần chú ý nổi đúng cực nhƣ đã ký hiệu tại mỗi cổng kết nối để mạch hoạt động bình thƣờng.

Chọn các dây đấu nối có tiết diện lớn, chịu dòng cao, cách điện tốt nhằm tránh tình trạng dòng lớn làm hỏng vỏ cách điện và gây chập dẫn đến cháy mạch.

Đảm bảo các ốc siết giữ dây đƣợc vặn chặt nhằm tránh trình trạng tiếp xúc kém gây phóng tia lửa điện làm mạch hoạt động không ổn định.

Sau khi việc kết nối hoàn tất và chính xác mà mạch nạp không có tín hiệu hoạt động thì nên kiểm tra lại điện áp từ AQ xuống mạch nạp đa lớn hơn 12V chƣa (nếu nhỏ hơn thì quá trình nạp sẽ không diễn ra đƣợc) và tình trạng hiện tại của AQ (nếu nhỏ hơn 10,5V thì mạch nạp sẽ không cho phép AQ cấp điện cho tải).

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ 4.3.5.2. Sử dụng

Hình 4. 13. Mặt trƣớc của mạch nạp

Nhƣ trên “Hình 4.13” có 4 Led làm đèn báo; hai nút nhấn ON và OFF; phía dƣới là vị trí để ta vặn ốc giữ chặt các dây kêt nối từ PMT, AQ, tải với mạch nạp.

Khi các dây kết đƣợc nối với mạch nạp thì nó sẽ tự động nạp nếu các tấm PMT cung cấp đủ điện áp cần thiết để nạp (điện áp PMT lớn hơn 12V) đồng thời đèn đỏ sẽ sáng báo đang sạc.

Nếu AQ đầy (điện áp trên hai cƣc AQ lớn hơn 13.8V) thì đèn báo xanh sẽ sáng.

Khi hai đèn xanh và đỏ nhấp nháy hoặc cùng sáng báo hiệu AQ gần đầy. Khi hai đèn xanh và đỏ cùng tắt có nghĩa là các tấm PMT không cung cấp đủ điện áp để tiến hành nạp (bé hơn 12V).

Nút ON đƣợc nhấn đèn trắng sẽ sáng báo hiệu tải đƣợc cho phép. Khi đó nếu tải đang đƣợc kết nối với mạch nạp thì nó sẽ đƣợc cung cấp điện để hoạt động. Nếu muốn tải ngừng hoạt động ta nhấn nút OFF.

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ

Trong quá trình cấp điện cho tải đang hoạt động nếu điện áp AQ giảm xuống thấp hơn 11V thì đèn vàng sáng báo hiệu AQ gần cạn. Đến khi điện áp AQ giảm xuống thấp hơn 10.5V thì cả hai đèn vàng và trắng đều tắt lúc này tải cũng bị ngắt điện nhằm bảo vệ không cho AQ xả điện quá cạn ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ tuổi thọ của AQ.

Các giá trị quy định điện áp đầy AQ (13.8V), điện áp báo hiệu AQ gần cạn (11V) điện áp ngắt tải (nhỏ hơn 10.5V) ta có thể thay đổi nếu muốn hoặc để phù hợp nếu dùng mạch nạp với các loại AQ khác. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách chỉnh 2 biến trở bên trong mạch cho phù hợp.

4.3.6. Hƣớng dẫn thiết lập ban đầu cho mạch nạp

4.3.6.1. Thiết lập giá trị điện áp ngắt sạc

Cho một nguồn với điện áp 13.8V vào vị trí AQ và chỉnh RV1 cho tới khi led màu xanh sáng là đƣợc.

Sau đấy lắp AQ vào và sử dụng đồng hồ đo điện áp trong quá trình nạp. Nếu điện áp AQ tăng từ từ là ổn.

4.3.6.2. Thiết lập giá trị điện áp ngắt tải

Ngắt AQ ra khỏi mạch nạp và kết nối với một nguồn cung cấp điện áp có thể biến đổi từ 10 đến 15 Volts vào vị trí AQ. Chú ý nối đúng cực.

Điều chỉnh nguồn ở điện áp 10.5V. Rồi điều chỉnh biến trở RV2 sao cho khi nhấn nút ON thì Led trắng và Led vàng cùng sáng.

Điều chỉnh nguồn ở điện áp 10.4V. Rồi điều chỉnh biến trở RV2 sao cho khi nhấn nút ON và thả ra thì Led trắng và Led vàng cùng tắt.

4.4. NGHIÊN CỨU, VẬN HÀNH VÀ HOÀN THIỆN MÁY CHO CÁ ĂN TỰ ĐỘNG BẰNG NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI

Anh Lê Văn Tƣ, sinh viên k51 trƣờng ĐHNT đã thiết kế và tiến hành thử nghiệm thành công máy cho cá ăn tự động bằng NLMT. Nó đã góp phần đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và ứng dụng NLMT vào sản xuất của trƣờng ĐHNT.

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ

Hình 4. 14. Sơ đồ nguyên mạch điều khiển máy cho cá ăn tự động [3]

Nhƣ “Hình 4.14” máy cho cá ăn tự động sử dụng vi điều khiển 89C51 là bộ xử lý trung tâm điều khiển hoạt động của máy. Khi đến giờ cho cá ăn thì vi điều khiển sẽ điều khiển cấp nguồn cho động cơ hoạt động để đƣa thức ăn xuống cho cá ăn. Số lần cũng nhƣ thời gian rải thức ăn là do ngƣời sử dụng lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo máy hoạt động tốt và lâu dài trong môi trƣờng trên biển thì một mạch điều khiển đƣợc xử lý bằng máy đƣợc phủ xanh đã đƣợc thay thế mạch điều khiển cũ của máy (làm theo phƣơng pháp thủ công). Đồng thời mạch mới này cũng đƣợc phun lớp keo chống ẩm để bảo vệ mạch tốt hơn trƣớc những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của môi trƣờng trên lồng bè.

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ

Hình 4. 15. Máy cho cá ăn tự động đƣợc sử dụng lại lồng bè ở Vũng Ngán Theo quan sát sự hoạt động của máy trong thời gian dài chạy thực nghiệm tại lồng bè nuôi thủy sản ở Vũng Ngán cho kết quả máy chạy ổn định theo đúng thời gian thiết lập sẵn. Tiết kiệm đƣợc thời gian của con ngƣời trong việc cho cá ăn mà vẫn đảm bảo cá đƣợc ăn đều và đầy đủ.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đồ án trong suốt thời gian qua em đã học hỏi cũng nhƣ tích góp đƣợc nhiều kiến thức trong lĩnh vực ứng dụng NLMT. Từ đấy hoàn thành tốt đồ án đƣợc giao với những kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

 Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc ứng dụng NLMT vào việc nuôi trồng thủy sản trên lồng bè.

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ

 Biết đƣợc mức phát triển cũng nhƣ quy mô ứng dụng NLMT trong và ngoài nƣớc ở thời điểm hiện tại cũng nhƣ những dự định phát triển nó trong tƣơng lai.

 Hiểu đƣợc cấu trúc cơ bản của một hệ thống NLMT.

 Có khả năng tính toán, thiết kế và lắp đặt một hệ thống ứng dụng năng NLMT phù hợp với nhu cầu cụ thể.

 Có nhiều giải pháp tối ƣu hóa hiệu suất sử dụng một hệ thống NLMT.

 Ứng dụng nhiều kiến thức học đƣợc từ các môn học đã đƣợc quý Thầy Cô giảng dạy để áp dụng vào thực tế.

 Thử nghiệm cũng nhƣ lắp đặt các thiết bị nhƣ: mạch nạp pin bằng NLMT; đèn chiếu sáng bằng Led có thể điều chỉnh đƣợc độ sáng; mạch điều khiển nạp cho AQ vào hệ thống NLMT 110W tại lồng bè nuôi trồng thủy sản của trƣờng ĐHNT ở Vũng Ngán cho kết quả khả quan trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống này.

2. KẾT LUẬN

Qua thời gian thực hiện đồ án thì em có những kết luận về vấn đề NLMT nhƣ sau:

 NLMT là hết sức quan trọng không những trong tƣơng lai mà còn trong các đời sống xã hội hiện tại. Đặc biệt là với những khu vực có vị trí địa lý đặc biệc nhƣ trên lồng bè, hải đảo,...

 Độ tin cậy và độ bền của hệ thống PMT rất cao, một hệ thống NLMT điển hình có thể hoạt động tới 35 năm mà hầu nhƣ không cần bảo dƣỡng.

 Với một hệ thống NLMT vốn đầu tƣ ban tuy vẫn còn cao song ta chỉ cần đầu tƣ một lần duy nhất.

 Sử dụng NLMT có ƣu điểm là hiệu quả kinh tế, gọn, nhẹ, có thể lắp bất kỳ ở đâu có ánh sáng Mặt Trời, tuyệt đối an toàn khi sử dụng và hoàn toàn thân thiện với môi trƣờng.

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ

 Để thiết kế một hệ thống mặt trời tối ƣu thì việc quan trọng là phải biết chính xác về số lƣợng cũng nhƣ đặc tính của các tải sử dụng.

 Các sản phẩm hoàn thiện hoạt động ổn định và hiệu quả trong thực tiễn.

3. KIẾN NGHỊ

Từ những kiến thức và kết quả đạt đƣợc trong quá trình thực hiện đồ án em có những kiến nghị nhằm phát triển cũng nhƣ nâng cao hiệu suất sử dụng NLMT nhƣ sau:

 Nghiên cứu thiết kế bộ định hƣớng tự động các tấm PMT theo hƣớng chiếu sáng của Mặt Trời ứng với các thời điểm khác nhau trong ngày.

 Tiếp tục nghiên cứu phát triển bộ sạc pin cho AQ với hiệu suất sạc và tính năng cao hơn.

 Đối với hệ thống 110W hiện tại trên lồng bè thủy sản ta có thể tăng một số thiết bị sử dụng khác (có công suất nhỏ hơn 500W mỗi ngày) để nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống. Đồng thời nhu cầu sinh hoạt của con ngƣời trên lồng bề và năng suất sản xuất cũng đƣợc nâng cao.

 Phát triển ứng dụng NLMT vào nhiều lĩnh vực khác nhau nữa của Trƣờng ĐHNT nhƣ: chiếu sáng phòng học, sân bóng,...

GVHD: TS. TRẦN TIẾN PHỨC SVTH: HUỲNH VĂN THỌ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS.Hoàng Dƣơng Hùng, Năng lượng Mặt Trời – lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học bách khoa Đà Nẵng.

[2] Lê Nhật Quang (2012), Nghiên cứu sử dụng điện Mặt Trời cho lồng bè nuôi thủy sản.

[3] Lê Văn Tƣ (2013), Nghiên cứu chế tạo máy tự động cho cá ăn sử dụng pin Mặt Trời lập trình điều chỉnh đa định mức bằng thời gian quay trục vít cho lồng bè nuôi thủy sản tại Nha Trang.

[4] http://samtrix.vn/chi-tiet-tin/117/399/nang-luong-mat-troi--nguon-nang-luong- vo-tan-ma-tao-hoa-ban-cho-nhan-loai.html, truy cập cuối cùng ngày 3/6/2014. [5] http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/7721/san-xuat-pin-mat-troi-bang-chat-deo- quang-dien.html, truy cập cuối cùng ngày 3/6/2014.

[6] http://yeudientu.blogtiengviet.net/?cat=683048, truy cuối cùng ngày 5/6/2014. [7] http://www.doko.vn/luan-van/do-an-mach-nap-acquy-80a-12v-tu-dong-235673, truy cập cuối cùng ngày 5/6/2014.

[8] http://ccagroup.vn/index.php/nguon-nang-luong-tai-tao-tren-toan-the-gioi/, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014.

[9] http://pccantho.evnspc.vn/index.php/tin-nganh-dien/948-nhng-cong-trinh-nng- lng-mt-tri-ln-nht-th-gii, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014.

[10] http://www.tin247.com/tau_nang_luong_mat_troi_lon_nhat_the_gioi_cap_can g_nha_trang-1-21821211.html, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014.

[11] http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/161425/nha-may-dien-mat-troi-lon-nhat-the- gioi-di-vao-hoat-dong.html, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014.

[12] http://tietkiemnangluong.com/tin-tuc/175/cac-du-an-dien-mat-troi-o-viet-nam. Html, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014.

[13] http://www.minhha.vn/solar_FAQ.html, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014. [14] http://www.evn.com.vn/Home/Detail/tabid/84/TopicId/1/ItemId/8245/View/2/ CateId/26/language/vi-VN/Default.aspx, truy cập cuối cùng ngày 20/6/2014.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu triển khai hệ thống điện mặt trời 110W cho lồng bè nuôi thủy sản của trường Đại học Nha Trang tại Vũng Ngán (Trang 68)