KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái tại làng việt tiến – anôr, xã hồng kim, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

3) Gây trồng Giảo cổ lam tại trang trạ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Tổng số loài thực vật được sử dụng làm thuốc là 302 loài, thuộc 123 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Các taxon bậc họ chi loài thuộc ngành hạt kín là đa dạng nhất với 114 họ 251 chi 285 loài. Các họ được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae)...

Nhóm cây được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là nhóm cây thân thảo với 111 loài ; các cây thuốc có phân bố chủ yếu là ở rừng tự nhiên rừng trồng; nhóm cây được

trồng hay mọc ở vườn hộ chỉ chiếm 37,09%. Lá cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bộ phân làm thuốc với 112 loài chiếm 37,09 %.

Chúng tôi đã lựa chọn được 17 loài cây thuốc có triển vọng gây trồng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch sinh thái và sinh kế cho người dân; đồng thời đã xác định 3 loài cây được ưu tiên trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa sản xuất hàng hóa vừa có giá trị bảo tồn. Đề xuất được các loài cây phục vụ cho nhu cầu du lịch sinh thái dùng để chữa bệnh, sơ cứu kịp thời cho du khách hay xây dụng mô hình cho du khách tham quan hoặc là trồng để bán các sản phẩm dược liệu.

Kiến thức bản địa của người dân trong việc khai thác sử dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc còn hạn hẹp đang có nguy cơ mất dần theo thời những tri thức mà cha ông để lại.

Chúng tôi đã đề xuất được 36 loài cây trong vườn sưu tập các loài cây thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng chữa các bệnh thường gặp của cộng đồng dân cư địa phương, vừa có yếu tố bảo tồn giữ giống; cũng có thể cung cấp giống để gây trồng đại trà sau này.

Bước đầu mô hình trồng Giảo cổ lam có dấu hiệu khả quan,cây sinh trưởng phát triển tốt, còn hai mô hình trồng Đẳng sâm thì chưa thành công, cần xem xét lại và thử nghiệm ở những vị trí thuận lợi hơn cho việc sinh trưởng phát triển của chúng.

5.2 Kiến nghị

Với nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng thì việc tìm hiểu, nghiên cứu các loài thực vật làm thuốc nên được thúc đẩy nhằm tăng vốn kiến thức cho người dân nơi đây.

Cần có biện pháp để giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho người dân nơi đây sử dụng các loài thực vật làm thuốc như nâng cao và bổ sung nguồn kiến thức về các loài cây thuốc. Phân tích cho người dân thấy rõ tác hại của việc đánh mất kiến thức bản địa về cây thuốc và làm biến mất những loài cây thuốc quý ; cũng như nêu ra lợi ích của việc giữ gìn kiến thức bản địa về cây thuốc và bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu tại địa phương.

Với nguồn kiến thức bản địa về cây thuốc đang mai một dần theo thời gian, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để giữ gìn cũng như bổ sung thêm vào kiến thức ấy như ghi chép, lưu trữ lại bằng văn bản, cần tổ chức các cuộc hội thảo, họp nhóm để trao đổi, phân tích vốn hiểu biết về cây thuốc nhằm trau dồi, phổ biến và tích lũy nhiều hơn nguồn kiến thức vốn có.

Khuyến khích người dân gây trồng các loài thực vật sử dụng làm thuốc, cũng như phục vụ nhu cầu của họ. Hỗ trợ thêm về kĩ thuật cũng như công nghệ mới, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc gây trồng mang lại hiểu quả cao.

Thử nghiệm nhiều mô hình trồng Đẳng sâm và Giảo cổ lam ở những vị trí khác nhau, thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái tại làng việt tiến – anôr, xã hồng kim, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 51)