Sự đa dạng các loài cây thuốc keo theo sự đa dạng của công dụng và giá trị chữa bệnh của các loài cây thuốc nam. Theo kinh nghiệm và mục đích sử dụng chữa bệnh bằng cây thuốc nam của nhân, đề tài chúng tôi phân loại theo 9 nhóm công dụng và giá trị sử dụng của chúng, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5. Phân loại cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu theo giá trị sử dụng.
Stt Nhóm công dụng và giá trị Số lượng Tỉ lệ %
1 Trị bệnh thận, viêm gan 40 13,25
2 Trị sốt rét, hạ nhiệt, cảm, hô hấp 57 18,87 3 Bồi bổ sức khỏe, an thần, thần kinh 18 5,96 4 Trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ, thương hàn 108 35,76 5 Trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, sưng đau 91 30,13 6 Trị đau lưng, xương khớp, tê liệt, bong gân 29 9,60
7 Trị độc rắn, côn trùng cắn 17 5,63
8 Dùng cho phụ nữ 24 7,95
9 Công dụng khác 31 10,26
Ghi chú: Tổng tỉ lệ có thể lớn hơn 100% do cùng một cây có nhiều công dụng khác nhau.
Trong 9 nhóm có công dụng chữa bệnh nói trên,nhóm có số loài cây thuốc nam dùng để chữa trị chiếm tỉ lệ cao nhất với 35,76 % là nhóm trị đau bụng, tiêu chảy, lỵ, thương hàn. Tiếp đến là nhóm trị ghẻ lở, mụn nhọt chiếm 30,13 %; người dân thường sử dụng cây Sòi tía, Đuôi chuột để nấu nước tắm để chửa ghẻ lở, mụn nhọt. Nhóm thuốc trị đau lưng, xương khớp, tê liệt, bong gân chiếm 9,60%. Đây là nhóm bệnh mà người dân địa phương thường hay gặp phải do lao động trong điều kiện nguy hiểm, mang vác nặng, di chuyển trong điều kiện đất dốc, khó đi dễ tai nạn dẫn đến các bệnh nói trên. Người dân đã biết sử dụng các loài cây thuốc nam để chữa các bệnh này vừa nhanh khỏi bệnh, hiệu quả cao lại không tốn kém quá nhiều. Người dân sử dụng củ Râu hùm ngâm rượu để xoa bóp hay rễ Đinh lăng phơi khô sắc uống vừa bồi bổ cở thể vừa chữa đau lưng, đau khớp. Hay sử dụng cây Thôi ba trong chữa đau xương khớp và làm thuốc chữa bị đòn ngã. Những người bị bệnh thấp khớp, bong gân hay chấn thương sử dụng cây Kim cang, Ké hoa đào nấu nước uống để giảm đau, tăng khả năng phục hồi.Nhóm bệnh ít sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh là nhóm trị rắn cắn với 5,63 %.
Trong cùng một loài cây có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau; có một cây có thể chữa được một loại bệnh lí nhất định như cây Côm lá thon chỉ chữa được bệnh ngoài da. Cũng có thể cùng loài cây đó có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau: cây Bách bệnh được dùng để chữa gần 100 loại bệnh lí khác nhau như chữa cảm sốt, chữa khí hư, huyết kém, ăn uống không tiêu, trong ngực có cục tích, gân đờ, xương yếu, chân tay tê đau, nôn mửa, tả lỵ; còn dùng chữa tứ thời cảm mạo. chữa sốt, sốt rét, chữa ngộ độc và say rượu; cũng dùng tẩy giun, thuốc bổ, chữa ăn uống không tiêu, nôn, đầy, ỉa chảy, giải độc do tích rượu. chữa nhức mỏi, đau lưng, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả dùng chữa lỵ và ỉa chảy. trị ghẻ, lở ngứa cho nên gọi nó là cây Bách bệnh; Bảy lá một hoa được sử dụng trị rắn độc cắn và sâu bọ đốt, viêm não truyền nhiễm; viêm mủ da, lao màng não, hen suyễn. trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi trị bệnh phổi và độc giang mai, làm mát khi bị sưng đau và hen suyễn;. Hoặc loài cây đó kết hợp với nhiều loài cây khác nhau hay với các chất khác để tạo nên một bài thuốc chữa bệnh mang lại hiệu quả cao. Người dân sử dụng Nghệ đen xay nhỏ trộn với mật ong để chữa bệnh đau bo tử; nấu nước Cỏ tranh + Cỏ cú + Mã đề để lợi tiểu, thanh nhiệt hạn chế hay chữa bệnh thận; những người bị bệnh gan sử dụng cây Diệp hạ châu, Nhân trần, Cúc chỉ thiên nấu nước uống để giải độc gan, tăng men gan giúp chữa trị và phòng tránh các bệnh về gan.
Như vậy, có thể nói rằng sự đa dạng về thành phần loài kèm theo sự phong phú về công dụng chữa bệnh của các loài cây