Đa dạng về bộ phận sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái tại làng việt tiến – anôr, xã hồng kim, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27)

Trong cây thuốc, các hợp chất và thành phần hóa học phân bố không đều trong các bộ phận của cây, chúng có hàm lượng và hoạt tính không giống nhau. Ở một số loài, các hợp chất có giá trị chữa bệnh không phải lúc nào cũng nằm trong toàn cây mà có khi nó chỉ tồn tại ở một bộ phận nhất định như hoa, lá, hạt…hoặc cũng có thể chúng tồn tại ở một số bộ phận trong cây như rễ, thân, lá; cũng có thể cùng một bộ phận của một cây cũng có những tác dụng khác nhau, tuy theo cách vận dụng của thầy thuốc và kiến thức bản địa của người dân. Vì vậy việc tìm hiểu bộ phận sử dụng của cây thuốc là yếu tố hết sức quan trọng đến hiệu quả trong sử dụng cây thuốc chữa bệnh. Dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình người dân có những cách khai thác các bộ phận sử dụng khác nhau áp dụng cho từng loài cây. Sự đa dạng của bộ phận sử dụng cây thuốc thể hiện ở bảng 4.6.

Từ dẫn liệu tại bảng 4.6, có thể thấy được sự phong phú và đa dạng của các bộ phận sử dụng của cây thuốc. Lá cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất (chiếm 37,09 %), thường được sắc để uống hay nấu nước để tắm, giã nát để đắp hoặc sắc nhỏ phơi khô để sử dụng lâu dài. Tiếp theo là rễ và củ (chiếm 35,76 %) của cây thuốc chúng cũng có nhiều cách chế biến khác nhau như nấu để ăn, sắc uống hay ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, ngoài ra có thể sắt rễ và củ phơi để sử dụng dần dần hoặc thêm vào các bài thuốc. Tuy nhiên việc sử dụng rễ và củ của cây nghĩa là ngăn chặn sự sống của cây đó vì thế có thể sử dụng thân cây thay thế cho rễ và củ trong các bài thuốc ( vẫn giữ được hiệu quả) thì nên sử dụng, góp phần bảo vệ và duy trì nguồn cây thuốc…

Bảng 4.6. Sự đa dạng của bộ phận sử dụng cây thuốc

Stt Bộ phận sử dụng Kí hiệu Số lượng loài Tỉ lệ (%)

1 Rễ- củ Rc 108 35,76 2 Thân Th 51 16,89 3 Lá La 112 37,09 4 Vỏ Vo 54 17,88 5 Hoa Ho 13 4,30 6 Hạt Ha 19 6,29 7 Toàn cây Tc 66 21,85 8 Quả Qu 41 13,5

Thân cây cũng sử dụng khá thông dụng trong các bài thuốc (chiếm 16,89 %) có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc phơi khô để sắc uống, hoặc thêm vào trong các bài thuốc. Nhóm bộ phận hoa và hạt ít sử dụng nhất vì hoa và hạt chỉ có theo mùa nên ít khai thác sử dụng và đi sâu để nghiên cứu, thuận lợi cho cây thuốc duy trì và tái sinh. Nhóm những cây mà tất cả các bộ phận đều có giá trị sử dụng chiếm 21,85 % , có thể sử dụng cả cây hoặc một số bộ phận cây thuốc có công dụng khác nhau và sử dụng vào các bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Điều này thuận lợi trong việc khai thác sử dụng, bảo tồn và phục hồi các loài cây thuốc, vì những cây có nhiều bộ phận sử dụng thì chúng ta có thể lựa chọn khai thác các bộ phận dễ phục hồi và đáp ứng nhu cầu thường xuyên như lá, thân cành… và hạn chế khai thác các bộ phận khó phục hồi ảnh hưởng đến khả năng tái sinh, phục hồi như rễ, củ, vỏ hoa hạt. Ngoài ra việc người dân khai thác toàn thân là những cây có dạng thân thảo, dây leo và cây bụi; những loài này có khả năng tái sinh mạnh, số lượng lớn như Bướm bạc, Chạc chìu Ấn Độ, Ngấy, Nhân trần… nên người dân khai thác cả cây chỉ chừa lại gốc. Đây cũng là hình thưc vệ sinh rừng, vừa thu được sản phẩm là cây thuốc mà không làm chúng bị cạn kiệt. Tuy nhiên việc khai thác các loài cây khó phục hồi như Bảy lá một hoa, Vàng đắng, Bách bệnh…thì việc khai thác trắng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và tái sinh của cây, có nguy cơ giảm số lượng là điều không tránh khỏi nếu khai thác sử dụng không có kế hoạch. Nắm được đặc điểm về bộ phận sử dụng của cây thuốc mà chúng ta có thể định hướng trong việc khai thác, sử dụng và có biện pháp bảo tồn nguồn dược trong tương lai.

4.3. KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC THÁC, SỬ DỤNG, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

Số lượng các ông lang bà mế có kinh nghiệm, hiểu biết khai thác và sử dụng cây thuốc nam: theo chúng tôi tìm hiểu được không phải bất kì ai cũng hiểu biết và sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh. Thông thường ở một thôn bản chỉ có 1- 2 người hiểu biết nhiều về công dụng và cách sử dụng của cây thuốc, đa phần người dân ở đây chỉ biết được một số ít thực vật có thể sử dụng làm thuốc thông qua những tri thức bản địa được truyền từ đời nay sang đời khác, một số kiến thức hiện đại được tiếp thu thông qua các chương trình nói về cây thuốc tại địa phương hoặc qua những người thu mua những cây dược liệu tại địa phương.

Ở đây, chỉ có những lớn tuổi mới có hiểu biết nhiều trong sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh còn những người trẻ tuổi hiện nay ít hiểu biết về cây thuốc do quá trình phát triển tại địa phương người dân lựa chọn chữa bệnh bằng thuốc tây là phương pháp có hiệu quả nhannh hơn sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh. Tại địa bàn nghiên cứu, người dân bản địa chủ yếu là người Pa Cô và người Tà Ôi, họ có sử

dụng một số cây thuốc chữa bệnh như cây Râu hùm để chữa thấp khớp, đau lưng; người ta lấy rễ củ thái lát phơi khô để ngâm rượu; hay sử dụng cây Lá vằng nấu nước uống cho các phụ nữ mới sinh để bổ máu, tăng cường sức đề kháng; sử dụng cây Cúc nút ào, tên theo người dân tộc Pa Cô là Sắc ta rum để chữa các bệnh về gan như viêm gan, phối hợp trong các bài thuốc chữa bệnh gan và một số loài cây để chữa bệnh như Sảng, Mán Đĩa, Ngái, Dây hương...

Trước đây, người dân địa phương chủ yếu sử dụng những loài thực vật địa phương để chữa bệnh; người dân khai thác ở cường độ thấp, chỉ khai thác những bộ phận cần thiết để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và còn để lại duy trì phát triển nguồn giống phục vụ cho sau này. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của tây y, trạm y tế được xây dựng gần khu vực nghiên cứu, nên người dân dần dần chuyển sang sử dụng phương pháp này để chữa bệnh, điều này thuận lợi cho người dân ở vùng này có điều kiện khó khăn về nhiều mặt, phương tiện đi lại thiếu thốn chính vì điều này mà người dân mất dần những kiến thức cây thuốc tại địa phương, những kiến thức, những vị thuốc hay bài thuốc gia truyên dần dần bị mai một và lãng quên. Ngày nay, người dân địa phương chỉ sử dụng cây thuốc khi những phương pháp bằng tây y không chữa trị được, hoặc sử dụng khi họ ở trong rừng, không mang theo thuốc mà bị bệnh thì họ có thể hái cây rừng để chữa trị kịp thời ; một số rất ít người thu hái sẵn để trong nhà phòng khi cần dùng thì lấy ra để điều trị.

Hiện nay, thói quen chữa bệnh bằng cây thuốc nam có sự suy giảm dần nhưng hiện tượng người dân khai thác dược liệu vẫn còn tiếp diễn, chủ yếu khai thác để đem bán cho tiểu thương nơi khác đến thu mua. Khi những loài dược liệu ở đây được thu mua thi cường độ khai thác tăng lên ở mức độ tập trung, ngưới dân khai thác một cách ồ ạt. Hoạt động khai thác cây dược liệu diễn ra một cách tự phát. Với cường độ khai thác theo kiểu tận diệt như vậy để phục vụ cho nhu cầu thương mại đã làm cho một số loài cây thuốc quý có nguy cơ mất nguồn gen tại địa phương. Đặc biệt, một số loài dược liệu quý như cây Bảy lá một hoa, Bách bệnh, Râu hùm, Lông cu li là những loài lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm thuốc có giá tri kinh tế cao đang bị tận diệt, đang có nguy cơ bị biến mất tại địa phương này. Người dân khai thác như vậy chỉ quan tâm lợi nhuận trước mắt mà không nghĩ đến lợi nhuận sau này mà cây thuốc tạo ra. Mặc dù đã chịu nhiều biện pháp quản lí của chính quyền chức năng nhưng đây là vấn đề, là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống người dân địa phương nên không thể ngăn cản triệt để.

Qua quá trình điều tra, thuốc tây và dược liệu hiện đại đã được sử rộng rãi ở đây, chính vì vây đây cũng là một thế mạnh để bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa phương. Hơn thế nữa, chữa bệnh bằng cây thuốc nam sẽ có

hiệu quả cao, hiệu quả sẽ kéo dài hay sẽ chấm dứt bệnh hẳn mặc dù quá trình chữa bệnh thường phải kéo dài.

Mặt khác, nơi đây có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thuốc tây và dược liệu hiện đại nhưng cuộc sống lao động, sản xuất của người dân gắn liền với nương rẫy, rừng rú thì con người nơi đây cũng sẽ sử dụng cây thuốc từ rừng là điều tất yếu, điều này giúp cho kiến thức bản địa về sử dụng các loài thực vật làm thuốc sẽ được bảo tồn; giúp thúc đẩy việc phát triển mạnh hơn nữa, rộng rãi hơn nữa trong việc phát huy nguồn kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây dược liệu.

Ở đây, người dân gây trồng một số loài cây thuốc có giá trị với số lượng rất nhỏ chỉ một hai cây. Một số người có ý nghĩ sử dụng lâu dài thì họ lấy một số loài cây thuốc về trồng ở vườn nhà vừa có để sử dụng lâu dài vừa có giá trị bảo tồn như nhà anh Sao có trồng 3 cây Bảy lá một hoa để sử dụng cũng như bảo tồn vì trên rừng rất hiếm. Một số hộ dân trồng để làm gia vị trong các bữa ăn như trồng Lá Lốt, Rau Ngổ, Rau Má với quy mô và số lượng ít chỉ một số đám nhỏ vừa đủ hái để làm thực phẩm cũng như làm thuốc khi cần. Một số khác thì được trồng để làm cảnh với số lượng ít như Đỗ Quyên, Lan Trúc, Ngũ Gia Bì Gai, Sữa… Và ở đây chưa có tổ chức nào đầu tư về vốn, kĩ thuật cho các hộ dân trồng các loài cây thuốc, họ chỉ trồng một cách tự phát theo kinh nghiệm bản địa nhằm đáp ứng nhu cầu riêng tại địa phương.

Tại địa bàn có vườn thuốc nam ở trạm y tế xã Hồng Kim nhờ sự tài trợ về kinh phí của tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vison), tổ chức này đã đầu tư vào các đơn vị y tế và các cơ quan khác với mức đầu tư kinh phí 5 triệu đồng bao gồm công thợ, cơ sở vật chất cho mỗi mảnh vườn có diện tích 20m2. Dự án diễn ra từ đầu năm 2008, cho đến nay cơ bản đã hoàn thành, chủ dự án giao lại cho các đơn vị quản lí và sử dụng. vườn thuốc này nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân cung như dẫn giống, bảo tồn các loài cây thuốc.

4.4. TUYỂN CHỌN CÁC LOÀI CÂY THUỐC CÓ TRIỂN VỌNG GÂY TRỒNG THEO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DLST VÀ SINH KẾ TRỒNG THEO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DLST VÀ SINH KẾ

Trước bối cảnh tài nguyên cây thuốc tại địa phương đang có xu hướng suy giảm về thành phần loài và số lượng của loài, nhằm bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như đáp ứng nhu cầu dược liệu sau này cho người dân đã có những biện pháp được đưa ra, trong đó có nghiêm cấm và hạn chế khai thác lâm sản ngoài gỗ nói chung và tài nguyên cây dược liệu nói riêng. Vì vậy việc khuyến khích người dân nơi đây đưa các loài cây sử dụng làm dược liệu về gây trồng là điều cần thiết phải làm.

Hiện tại người dân vẫn coi rừng là nguồn cung cấp các loài dược liệu cần thiết và lâu dài cho cuộc của họ, khi nào cần thì họ vào rừng để lấy ; đó là tư tưởng chủ

quan của người dân. Tuy nhiên trong tương lai, với việc khai thác của con người như hiện nay thì việc không còn cây dược liệu là điều xảy ra trước mắt. Vì vậy việc khuyến khích người dân đưa cây thuốc vào trồng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và giải quyết bài toán kinh kế sau này.

Với những nhu cầu thực tế đó, chúng tôi đưa ra danh sách các loài cây với các tiêu chí theo bảng 4.7.

Bảng 4.7. Các loài cây dược liệu được lựa chọn gây trồng

Stt Tên loài Lý do lựa chọn

1 Bảy lá một hoa Cây được sử dụng nhiều trong giải độc động vật cắn, khó tìm thấy trong rừng.

2 Bách bệnh Cây chữa được nhiều bệnh khác nhau, rễ có thể dùng để buôn bán tăng thu nhập.

3 Giảo cổ lam Cây có nhiều hoạt chất rất tốt cho con người, có giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng.

4 Nga truật Cây dễ trồng, dẽ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 5 Đẳng sâm Cây dễ trồng và chăm sóc, dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao 6 Bách bộ Cây dễ trồng, chữa được nhiều bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế. 7 Râu hùm Cây chữa được nhiều bệnh thường gặp, dễ trồng.

8 Thiên niên kiện Chữa được bệnh thường gặp, dễ trồng và dễ sử dụng

9 Sắn dây rừng Cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, giá trị dược liệu cao và có thể giải quyết vấn đề lương thực

10 Vàng đắng Chữa bệnh thường gặp, hiếm trong tự nhiên 11 Thổ phục linh Giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao 12 Sa nhân Dễ trồng, mang nhiều lợi ích kinh tế 13 Sói rừng Dễ trồng, dễ sử dụng trong dược liệu 15 Bình vôi Chữa được nhiều bệnh, giá trị kinh tế cao

16 Ngũ gia bì gai Dễ trồng, có nhiều giá trị vừa làm cảnh vừa làm thuốc

17 Sảng Dễ trồng, thường sử dụng

Sau đây, chúng tôi đề xuất các loài cần ưu tiên trồng, phát triển để mang lại giá trị kinh tế cao như Bảy lá một hoa, Giảo cổ lam, Đẳng sâm.

1). Bảy lá một hoa - Paris polyphylla Smithvar chinensis (Franch) Hara thuộc họ Trọng lâu - Trilliaceae.

+ Mô tả:.

Hình 4.1. Hình thái loài Bảy lá một hoa (nguồn TL: Trần Minh Đức, 2014) Cây thân thảo lâu năm có phần thân ngầm nằm dưới đất phình to thành dạng củ mỗi năm kéo dài thêm một đốt theo nhịp điệu sinh trưởng của thân khí sinh. Thân khí sinh hình tròn đều, không phân đốt, thường cao 0,4-1m mọc đơn độc từ đầu thân củ và tồn tại trong mùa sinh trưởng với chu kỳ 1 năm, mang từ 4 – 7 lá, tuy nhiên đôi khi vẫn gặp những cây có 2 thân và một số thân mang tới 9 thậm chí 11 lá.

Trên mỗi thân khí sinh các lá có kích thước đều nhau và mọc tập trung thành 1 vòng trên ngọn. Phiến lá hình trái xoan ngược, có 3 hoặc 5 gân chính hình vòng cung, gân phụ nhiều, hình lông chim. Lá có mặt trên xanh đậm và trơn, mặt dưới hơi bạc, mũi lá thường nhọn và kéo dài. Kích thước lá bình quân 17x8cm. Cuống lá thường màu tím dài từ 1,5 – 5 cm tùy theo kích cỡ của lá.

Hoa đều, lá bắc to, mũi nhọn, màu xanh có từ 5 - 7 lá bắc, dài 3cm, rộng 1cm, hình mũi giáo có khi hình bán nguyệt, có 5 gân. Đài nằm ngay trên và bên mép trái của mỗi lá bắc, hình sợi, ngắn bằng 1/2 lá bắc, số lá đài bằng số lá bắc. Tràng tiêu giảm. Nhị gồm 2 vòng, số nhị 2 vòng thường bằng nhau, mỗi vòng có từ 5-7 nhị tùy vào từng hoa và có liên quan đến số lượng cánh đài, số lá bắc và số lá của cây, hầu như số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc và lựa chọn các loài tạo sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái tại làng việt tiến – anôr, xã hồng kim, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w